2 công thức tính giá bán trên Shopee

Bán hàng online ở trên sàn thương mại điện tử Shopee thì nên cần biết một thứ đó là công thức tính giá bán trên Shopee. Cần phải biết được công thức tính giá bán trên Shopee và tính được giá bán trên sàn thương mại điện tử Shopee thì mới mong các nhà bán hàng có lợi nhuận dương và cao được.

Vậy thì công thức tính giá bán trên Shopee là gì? Hôm nay cùng Azgad tìm hiểu về công thức tính giá bán trên Shopee nhé!

Tìm hiểu về công thức tính giá bán trên Shopee

Giá bán trên sàn thương mại điện tử Shopee là gì?

Giá bán trên sàn thương mại điện tử Shopee được hiểu là mức giá bán ra của bất kỳ một sản phẩm nào đó có ở trên gian hàng của nhà bán hàng. Mục đích cuối cùng của việc xác định được giá bán trên sàn thương mại điện tử Shopee hay bất kỳ một nơi nào khác là đem về lợi nhuận dương và cao cho nhà bán hàng.

Vậy nên việc xác định được giá bán trên sàn thương mại Shopee rất quan trọng. Nó quyết định đến việc nhà bán hàng đó có bán ra lợi nhuận lỗ hay lời.

Giá bán trên sàn thương mại điện tử Shopee là gì?
Giá bán trên sàn thương mại điện tử Shopee là gì?

Cách tính giá bán Shopee

Và để tính toán được ra mức giá bán hợp lý nhất ở trên sàn thương mại điện tử Shopee lại là một bài toán khá nan giải mà không phải nhà bán hàng nào cũng giải ra được. Rất nhiều nhà bán hàng đã tính sai công thức hoặc thậm chí là không thèm tính toán luôn mức giá bán ra những sản phẩm, hàng hóa có trên gian hàng của mình.

Dẫn đến một việc đó là càng bán càng thấy lỗ, chả thấy lợi nhuận đâu cả. Nhiều nhà bán hàng nhập sản phẩm về, giá sản phẩm là 50.000 VND chẳng hạn, nhà bán hàng đó nâng lên mức giá 70.000 VND và cứ tưởng chừng rằng như thế là đã lời cao lắm rồi. Ai ngờ đến lúc Shopee báo cáo lại tổng doanh thu thì lại lỗ đi số tiền lớn.

Cách tính giá bán Shopee
Cách tính giá bán Shopee

Để giải quyết được vấn đề này thì hãy cùng với Azgad tìm hiểu sâu hơn ở vấn đề dưới đây nhé!

Đầu tiên thì ta cần tìm hiểu về các loại chi phí mà nhà bán hàng cần phải trả trong quá trình bán hàng, kinh doanh trên Shopee.

Các loại chi phí mà nhà bán hàng cần phải trả cho Shopee

Phí thanh toán đơn hàng, sản phẩm

Loại phí này sẽ phát sinh khi có một đơn nào đó trên gian hàng của nhà bán hàng được bán ra thành công và đã hoàn thiện các bước thanh toán đơn hàng rồi. Với mỗi đơn hàng như vậy thì hệ thống Shopee sẽ  thu nhà bán hàng với mức phí alf 2,2% (Đã tăng lên từ 2% đến 2,2% vào năm 2021).

Và với mức phí 2,2% như này thì thực sự so với giá trị đơn hàng của nhà bán hàng bán ra không đáng là bao nhiêu cả. Nhưng rõ ràng, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến doanh thu một cách rõ rệt.

Phí thanh toán đơn hàng, sản phẩm sẽ tính như thế này:

Phí thanh toán đơn hàng = 2,2% x Tổng số tiền mà người mua hàng phải trả.

Ví dụ cho các bạn dễ hiểu hơn nhé, đó là nếu có một người A nào đó mua một đơn hàng với tổng tiền hàng là 80.000 VND và tiền phí vận chuyển là 20.000 VND thì tổng số tiền người mua hàng cần phải trả lúc này là 100.000 VND.

Suy ra phí thanh toán cho đơn hàng mà nhà bán hàng sẽ trả đó là 2,2% x 100.000 VND = 2.200 VND.

Khi đó thì giá trị thực mà nhà bán hàng sẽ nhận về đó là 77.800 VND, và mức phí 2.200 VND đã được hệ thống Shopee trừ thẳng vào luôn tiền đơn hàng rồi.

Phí cố định trên sàn Loại phí này chỉ phát sinh và chỉ dành cho những gian hàng nào là gian hàng Shopee Mall mà thôi nhé! Và chi phí bỏ ra sẽ khác hơn so với gian hàng bình thường, các bạn độc giả, nhà bán hàng có thể xem chi tiết tại nơi đây.

Phí dịch vụ của gói vận chuyển Freeship ExtraVà đối với loại phí dịch vụ này thì nhà bán hàng sẽ cần phải chi trả cho Shopee 2 đầu phí đó là:

  • Phí mua gói vận chuyển Freeship Extra
  • Phí dịch vụ cho từng đơn hàng được phát sinh. Có nghĩa là cứ mỗi đơn hàng được phát sinh và giao hàng thành công thì Shopee sẽ thu thêm nhà bán hàng khoản phí này nữa

Tóm cái váy lại đó là việc đưa ra mức giá bán phải làm sao cho nó cao hơn giá mà nhà bán hàng nhập về từ 15 – 20% đổ lên thì mới có lãi được. Vậy có công thức tính giá bán trên Shopee nào cho nhà bán hàng hay không? Có chứ, tiếp đến phần bên dưới nhé!

Công thức tính giá bán trên sàn thương mại điện tử Shopee

Tiếp đến phần này sẽ là phần nói về công thức tính giá bán trên Shopee dành cho những nhà bán hàng mới, những nhà bán hàng chưa có kinh nghiệm trong việc xác định mức giá bán ra trên sàn thương mại điện tử Shopee.

Công thức tính giá bán trên Shopee
Công thức tính giá bán trên Shopee

Dưới đây sẽ là công thức tính giá bán trên Shopee dựa vào hoàn toàn là kinh nghiệm thực tiễn của Azgad đưa ra. Các nhà bán hàng có thể tham khảo và làm theo luôn cũng được nhé!

  • Giá bán ra tối thiểu (Giá bán thấp nhất có thể bán) = Giá tiền nhập sản phẩm + Chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng + Lãi mong muốn của nhà bán hàng trên từng sản phẩm.
  • Giá bán ra tối đa (Giá bán ra cao nhất có thể bán) = Giá bán ra tối thiểu + Các chương trình khuyến mãi, voucher áp dụng vào đơn hàng.

Các chi phí mà sẽ phát sinh trong quá trình bán hàng của nhà bán hàng sẽ bao gồm đó là:

  • Phí về sàn thương mại điện tử Shopee (Đã đề cập về 3 loại phí vừa nói ở bên trên rồi, các nhà bán hàng có thể kéo lên để đọc)
  • Chi phí về các nguyên vật liệu cần thiết

Sẽ bao gồm các nguyên vật liệu để phục vụ trong quá trình đóng gói sản phẩm như thùng giấy carton, băng dính để dán, kéo cắt băng dính, tiền mua túi nilon, các tấm bìa cũ, xốp nổ,… Ngoài ra thì còn có thêm các chi phí về mực in, giấy in hóa đơn nữa,…

  • Phí thuê nhà, thuê kho, điện nước và tiền mạng

Thông thường thì một tháng thì nhà bán hàng sẽ phải chi trả bao nhiêu tiền cho các loại chi phí liên quan đến tiền thuê nhà hoặc thuê kho để đựng sản phẩm, hàng hóa. Tiền nước bao nhiêu, tiền điện dùng bao nhiêu? Cộng thêm là tiền mạng mỗi tháng dùng bao nhiêu nữa?

  • Khấu hao tài sản

Nhà bán hàng trên Shopee cũng không nên bỏ qua các khoản phí khấu hao về tài sản. Thông thường thì những thứ mà bán hàng mua như là máy in, kệ để hàng hóa sản phẩm hay thậm chí là xe máy để vận chuyển hàng hóa,… cũng có thời hạn sử dụng riêng của nó. Hãy tính toán thêm khoản chi phí khấu hao này.

  • Chi phí về việc chạy marketing

Tùy vào từng loại sản phẩm từng ngành hàng mà nhà bán hàng đang bán sẽ có những mức chi phí chạy quảng cáo, chạy chiến dịch marketing khác nhau.

Tăng giá bán trên Shopee sao cho hợp lý?

Sau khi đã tìm hiểu xong về phần công thức tính giá bán trên Shopee rồi thì chúng ta hãy gạt cái thông tin về công thức tính giá bán trên Shopee qua một bên, cùng tìm hiểu về một phần nhỏ kiến thức mới liên quan.

Tăng giá bán trên Shopee sao cho hợp lý?
Tăng giá bán trên Shopee sao cho hợp lý?

Đó là về vấn đề tăng giá bán trên Shopee sao cho hợp lý nhất có thể. Thông thường khi mà một nhà bán hàng tăng giá bán trên Shopee sẽ có hai trường hợp mục đích:

  • Trường hợp thứ nhất: Do nhà bán hàng đó muốn chạy chiến dịch marketing ở trên sàn.

Thường thường trên sàn thương mại điện tử Shopee thì Shopee sẽ tổ chức nhiều chiến dịch marketing khác nhau. Và hầu như yêu cầu chung của những chiến dịch này đều cần phải giảm giá bán rất là sâu. Và để có thể giảm giá bán thật sâu mà lại không bị lỗ, còn được rất nhiều người mua hàng mua nữa thì nhà bán hàng sẽ phải làm một việc đó là tăng giá bán trên Shopee.

Ví dụ cho dễ hiểu hơn nha: Có một chiến dịch marketing của Shopee tên là chiến dịch A yêu cầu nhà bán hàng cần phải giảm sâu 50% thì mới cho tham gia chiến dịch.

Lúc này sản phẩm X của gian hàng 1 đang bán với giá 50.000 VND và sẽ lời được 20.000 VND cho mỗi sản phẩm bán ra. Nhưng nếu một khi tham gia và chiến dịch A này thì nhà bán hàng đó sẽ phải giảm giá sản phẩm xuống mức thấp hơn 25.000 VND.

Lúc này mặc dù trong chiến dịch A có thể có nhiều người mua hàng mua sản phẩm X đấy nhưng gian hàng 1 này không thu về lợi nhuận được. Mà ngược lại là lỗ 5000 VND cho mỗi sản phẩm bán ra.

Để khắc phục tình trạng này thì nhà bán hàng đó sẽ tăng giá bán trên Shopee lên từ 50.000 VND lên 100.000 VND. Thì sau khi giảm qua chiến dịch A thì giá vẫn là 50.000 VND, nhà bán hàng vẫn có lời như lúc ban đầu.

  • Trường hợp thứ hai: Đó là nhà bán hàng muốn thu về nhiều hơn lợi nhuận.

Thời gian đầu có thể nhà bán hàng thấy mức giá bán ra của mình là hợp lý rồi nên không tăng. Nhưng sau một thời gian có thể do một vài yếu tố nào đó mà nhà bán hàng đó muốn tăng giá bán trên Shopee lên để thu về càng nhiều lợi nhuận hơn trước.

Đối với hai trường hợp bên trên thì Azgad khuyên các nhà bán hàng không nên làm theo nhé! Bởi vì như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thương hiệu của bạn. Giá thì cao mà chất lượng sản phẩm không tương xứng thì lại như không. Chỉ nên tăng giá bán trên Shopee từ 15% – 20% so với giá nhập là được rồi.

Có nên thay đổi giá bán trên Shopee thường xuyên không?

Câu trả lời là không dành cho câu hỏi có nên thay đổi giá bán trên Shopee thường xuyên không. Hãy cứ để mặc định một giá như vậy, chỉ trừ trường hợp nếu như sản phẩm mà nhà bán hàng nhập về đã tăng giá lên quá cao rồi thì hãy nên nghĩ tới phương án tăng giá bán trên Shopee hoặc giảm giá bán trên Shopee. Còn không thì cứ để giá như vậy đừng thường xuyên thay đổi.

>> Xem thêm: Hướng dẫn 5 bước cách tính giá bán shopee.

Cách bán chạy trên Shopee

Cách bán chạy trên Shopee thì cũng khá đơn giản, chỉ cần có tiền chạy quảng cáo là được rồi. Còn nếu nhà bán hàng muốn hướng đến một giá trị lâu dài hơn thì có thể xây thêm các kênh vệ tinh như là các kênh social, trang web để bổ trợ cho kênh Shopee của mình. Như thế sẽ tăng hiệu quả bán hàng của gian hàng nhà bán hàng lên rất rất là nhiều luôn đấy!

Vừa rồi là những chia sẻ của Azgad về công thức tính giá bán trên Shopee và thêm một số thông tin liên quan khác. Hy vọng với nội dung công thức tính giá bán trên Shopee vừa rồi có thể giúp được cho nhà bán hàng kiểm soát và xác định chính xác hơn giá bán trên Shopee.

>>> Xem thêm:
Cách tính doanh thu trên Shopee dành cho nhà bán hàng
3 mức phí mà Shopee thu phí người bán

Tác giả: Trần Hoài Nam

Bài viết mới

0969313020

0969313020