Nhiều bạn kinh doanh trên Shopee đang thắc mắc về việc cách tăng doanh thu Shopee như thế nào? Hãy cùng Azgad Agency tìm hiểu ngay nhé!
Sơ lược về sàn thương mại điện tử Shopee
Shopee là gì?
Shopee là sàn thương mại điện tử đang “làm mưa làm gió” với vị trí đứng đầu của khu vực Đông Nam Á. Chúng ta có thể hình dung Shopee như một siêu thị mua sắm online rộng lớn với đa dạng các mặt hàng: quần áo, mỹ phẩm, thiết bị điện tử,…..Với việc mua sắm trên Shopee khách hàng sẽ cảm thấy khá tiện lợi chỉ với những việc nhấp chuột và điền một số thông tin để nhận hàng. Trong những năm qua Shopee luôn giữ vững vị trí “ông hoàng” trong nền tảng các sàn thương mại điện tử ở Đông Nam Á và cả Đài Loan.


Người sáng lập nên Shopee là ai?
Shopee được sáng lập vào năm 2015 bởi tỷ phú Forrest Li và có trụ sở chính tại Singapore. Với những chiến lược thay đổi phù hợp từng thời điểm mà trong những năm qua Shopee luôn dẫn đầu các sàn thương mại điện tử với vị trí Top 1.
Doanh thu shopee là gì?
Doanh thu là gì?
Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được trong quá trình mua, bán, trao đổi hàng hoá và cung ứng dịch vụ của một cá nhân hoặc tổ chức. Dựa trên doanh thực tế đó mà chúng ta có thể tạo báo cáo thu nhập cho một cá nhân hoặc tổ chức.
Chức năng chính của doanh nhập là trả lại số tiền mà các công ty và cá nhân đã chi ra lúc ban đầu để mua và sản xuất hàng hóa. Thu nhập là giá trị thực trừ đi các khoản chi phí mà công ty sẽ nhận được sau khi bán hàng.
Đối với doanh thu, doanh nghiệp phải hạch toán dựa trên tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ bán ra nhân với đơn giá sản phẩm, dịch vụ cộng với các khoản phụ thu khác còn thu nhập được tính bằng giá trị của tất cả các hợp đồng dịch vụ hoặc số lượng khách hàng nhân với giá của dịch vụ.
Doanh thu Shopee là gì?
Doanh thu shopee? Từ khái niệm về doanh thu chúng ta cũng phần nào biết được doanh thu Shopee là gì. Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác, doanh thu Shopee là toàn bộ khoản tiền mà Shopee nhận được từ việc cho các bên nhà phân phối thuê các gian hàng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee. Mà số tiền này chưa trừ đi các khoản chi phí nào mà Shopee cần bỏ ra ban đầu hay sau quá trình đóng thuế.


Shopee lấy doanh thu từ đâu – Bạn có biết?
Doanh thu shopee? Trong các nền tảng thương mại điện tử ngày nay, việc mua bán truyền thống và đầu tư, trang trí những địa điểm đẹp để bán hàng trực tiếp đang dần bị tụt hậu so với mô hình kinh doanh trực tuyến. Không khó để tìm thấy những chiến dịch khuyến mãi rầm rộ, những đợt sale siêu khủng mỗi tháng trên các sàn giao dịch khác nhau.
Vậy doanh thu thực chất đến từ đâu để các nền tảng thương mại điện tử tiêu nhiều như vậy? Sau đây hãy cùng khám phá ngay một ví dụ về việc doanh thu Shopee đến từ đâu nhé!
Việc các nhãn hàng, tổ chức hoặc cá nhân bán hàng trên Shopee sẽ bị trừ tiền phần trăm chiết khấu hay còn gọi là hoa hồng trên đơn hàng. Ví dụ trên 200.000đ, Shopee sẽ được chiết khấu 2%, người bán sẽ bị trừ 2.000đ. Đáng chú ý, Shopee chính thức áp dụng chính sách mới từ ngày 01/04/2019. Người bán trên sàn phải trả phí 1% đến 2% cho mỗi đơn hàng thành công.
Mức thanh toán cho chủ sàn thương mại được tính dựa trên tổng giá trị người mua thanh toán đơn hàng, bao gồm tổng tiền hàng và chi phí vận chuyển sau khi áp dụng chương trình khuyến mại (nếu có). Người mua được chọn cách thức thanh toán mà họ mong muốn bằng tiền mặt hoặc thẻ ATM.
Cách tính doanh thu shopee như thế nào?
Chức năng doanh thu Shopee được sử dụng để giúp các đại diện bán hàng quản lý dòng tiền của họ. Nó giúp các đại diện bán hàng theo dõi dòng tiền bán hàng vào và ra theo thời gian.
Chủ shop có thể theo dõi đơn hàng và báo cáo doanh thu như sau:
Bước 1: Chủ cửa hàng cần vào “Cửa hàng của tôi”> “Doanh thu” hoặc vào “Kênh người bán”> “Tài chính”.
Bước 2: Nhập mật khẩu để truy cập: Chủ cửa hàng có thể kiểm tra các khoản chi. Chi tiết về các đơn hàng sẽ được tìm thấy trong phần này. Nhấp vào sẽ thanh toán để theo dõi các đơn hàng đang chờ được xử lý, nhấp vào Đã thanh toán để xem các đơn hàng đã hoàn thành.
Đặc quyền của người bán là theo dõi thu nhập bán hàng đều đặn mỗi tháng. Nhờ đó, có thể kiểm tra chính xác tổng số tiền đã nhận và đã chi trong quá trình bán hàng tại Shopee. Thông qua đó các shop có thể đặt mục tiêu bán hàng cho tháng tiếp theo giúp công việc kinh doanh phát triển hơn nữa. Đồng thời người bán có thể lọc báo cáo thu nhập bằng cách chọn tháng họ muốn xem xét từ thanh menu.
Cách tăng doanh thu trên shopee
Doanh thu shopee? Chắc hẳn khi kinh doanh ai cũng mong sẽ đem lại giá trị cho khách hàng từ đó gia tăng được doanh thu của cá nhân, tổ chức. Khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử trong giai đoạn đầu chắc hẳn sẽ có nhiều sự bỡ ngỡ, vậy cách nào để giúp doanh nghiệp phát triển được nguồn doanh thu của mình? Hãy cùng khám phá 5 cách tăng doanh thu Shopee nhé!
Đầu tư cho hình ảnh sản phẩm – cách tăng doanh thu Shopee


Doanh thu shopee? Hình ảnh sản phẩm luôn là điều đầu tiên mà khách hàng sẽ chú ý đến khi xem và từ đó họ đưa ra quyết định có nên ghé thăm shop của bạn hay không. Do đó việc đầu tư hình ảnh cũng cần được lưu ý. Ảnh cần thể thể hiện được sự chỉn chu, chuyên nghiệp, màu sắc tươi tắn để đem lại sự thoải mái khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm.
Những bức ảnh có thể thu hút khách hàng thường sẽ có những tiêu chí sau đây: Hình ảnh liên quan đến nội dung mô tả, màu sắc hài hòa, chất lượng ảnh tốt, sắc nét, có thể thêm logo của nhà cung cấp sản phẩm trên hình,……
Khi hình ảnh ấn tượng, thông tin đầy đủ, phù hợp với nhu cầu khách hàng thì họ sẽ cho sản phẩm vào giỏ hàng. Một cơ hội để gia tăng doanh số từ đó doanh thu Shopee của bạn có cơ hội phát triển lên “nhiều con số 0” hơn nữa.
Có các chương trình khuyến mãi hấp dẫn – cách tăng doanh thu Shopee


Shopee làm rất tốt về các chương trình khuyến mãi nên có thể đó là một trong các lý do doanh thu Shopee không ngừng gia tăng qua các năm và giành vị trí top 1 sàn thương mại điện tử của khu vực Đông Nam Á.
Hầu như mỗi tháng Shopee đều có những chương trình Sale nổi bật và thu hút rất nhiều khách hàng. Chúng ta đã không còn quá xa lạ khi nghe câu “Tối nay săn sale Shopee nha” hay “Tối nhớ lên Shopee chốt mấy đơn hôm bữa tụi mình nói với nhau đó nha!”……
Từ đó có thể thấy người mua rất thích thú với các chương trình khuyến mãi và khi săn được những mặt hàng mà họ cảm thấy yêu thích với mức giá rẻ hơn họ cảm thấy vui và thỏa mãn.
Chính vì vậy mỗi shop có thể tổ chức các chương trình Flash sale theo ngày và khung giờ mà mình mong muốn. Việc đó góp phần tăng doanh thu Shopee của người bán hơn rất nhiều.
Chăm sóc khách hàng – cách tăng doanh thu Shopee


Ngày nay khi mua hàng các vị khách không chỉ chú ý đến chất lượng sản phẩm mà còn có cả thái độ phục vụ của bên bán. Điều đó cũng là tất yếu, khi chi trả một số tiền nào đó sản phẩm thì chúng ta đều mong nhận lại những giá trị tương thích.
Thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp sẽ tạo nên ấn tượng tốt với khách hàng. Về vấn đề chăm sóc khách hàng sẽ bao gồm trả lời tin nhắn của khách khi khách có những thắc mắc về sản phẩm, phản hồi kịp thời khi xảy ra các vấn đề như người mua muốn đổi trả sản phẩm, tư vấn cho khách hàng đâu là sản phẩm phù hợp với nhu cầu hiện tại của họ,……
Khâu chăm sóc khách hàng ảnh hưởng khá lớn đến quyết định mua của khách, chính vì vậy cũng ảnh hưởng đến doanh thu người bán và doanh thu Shopee. Một khi cách phục vụ khách hàng của Shop chuyên nghiệp thì khách hàng sẽ đánh giá tốt, lan truyền thông tin tốt về Shop. Lúc đấy uy tín của Shop cũng gia tăng hơn.
Theo dõi đơn hàng của Shop – cách tăng doanh thu Shopee


Doanh thu shopee? Hãy theo dõi cụ thể mỗi tuần hay mỗi tháng đâu là sản phẩm mà Shop mình bán chạy? Màu sắc nào của sản phẩm được ưa chuộng và khách hàng hay mua hàng vào những khung giờ nào?
Việc theo dõi tình trạng bán hàng giúp bạn phân tích và trả lời được những câu hỏi nêu trên. Từ đó người bán cũng hiểu hơn về nhu cầu khách hàng và xu hướng của thời gian gần đây là gì.
Từ đó những mặt hàng khách ưa chuộng chúng ta có thể nhập về với số lượng nhiều hơn để bán và để có số lượng đủ khi cần thiết.
Đầu tư cho sản phẩm – Cách tăng doanh thu Shopee
Các phương thức về quảng cáo, hay tạo các chương trình khuyến mãi,… đều là những công cụ để người mua biết đến sản phẩm của gian hàng bạn nhiều hơn. Tăng mức độ nhận diện của trang bạn đối với khách hàng.
Còn vấn đề cốt lõi vẫn nằm trong chính sản phẩm của bạn. Ngay từ khâu chuẩn bị hàng hóa các bạn phải kiểm tra thật kỹ về sản phẩm. Ví dụ như về quần áo thì chất liệu vải có tốt không?, màu sắc này có phù hợp hay không?,…Sự đầu tư cho sản phẩm luôn là một nền tảng vững chắc để lấy được lòng tin của khách hàng và đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp.
Tóm lại, 5 cách thức nêu trên đây đều nhằm một mục tiêu là đem đến giá trị cho người mua. Khi người mua nhận thấy được giá trị đó họ mới quyết định mua hàng và sẽ quay lại trong những lần mua sau.Từ đó sẽ tăng doanh thu Shopee của bạn.
Trên đây là một số thông tin mà Azgad Agency muốn chia sẻ với các bạn về trang thương mại điện tử Shopee và cách gia tăng doanh thu Shopee của gian hàng mình. Mong rằng những bạn đang có ý định kinh doanh trên Shopee sẽ có những bước tiến thật vững chắc trong thời gian tới.
Chúc các bạn có một tuần làm việc vui vẻ và tràn đầy năng lượng.
>>> Xem thêm: 4 Cách Học Kinh Doanh Shopee Online Miễn Phí 3 Vị Trí Các Kho Hàng Của Shopee


Shopee
Post Views: 129