Mô hình kinh doanh bán lẻ nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Bạn đã từng tìm hiểu về những điều này chưa, đọc ngay bài viết sau đây để chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp.
Toc
Hiện nay tình hình bán lẻ tại thị trường Việt Nam vốn không còn xa lạ gì đối với mọi người. Từ đó cũng càng nhiều mô hình kinh doanh bán lẻ ra đời để thay thế cho những mô hình không còn hiệu quả trước kia. Bài viết ngay sau đây sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc về điều đó.
Kinh doanh bán lẻ là gì?
Kinh doanh bán lẻ được hiểu là những hoạt động mua sản phẩm từ những nhà phân phối, nhà sản xuất hay những nhà buôn bán lớn khác nhau và bán lại cho những người tiêu dùng. Những đơn vị bán lẻ thường sẽ hoạt động dưới nhiều hình thức bán hàng khác nhau như cửa hàng đơn, chuỗi cửa hàng hoặc hợp tác xã,…
Mô hình kinh doanh bán lẻ là gì?
Mô hình kinh doanh bán lẻ có nghĩa là cách thức mà cửa hàng bạn kiếm ra tiền. Đồng thời cũng giải thích cho nguồn thu nhập của cửa hàng đến từ đâu, những nguồn này cung cấp bao nhiêu giá trị cho doanh nghiệp của bạn với tần suất như thế nào.
Những đơn vị kinh doanh bán lẻ thường chỉ quan tâm đến doanh thu, lời lãi nhưng quên mất một điều rằng để có được doanh thu cao, lời lãi hợp lý thì cần phải có một mô hình kinh doanh bán lẻ phù hợp, phải hiểu được những giá trị cốt lõi – mô hình kinh doanh của cửa hàng có phù hợp để phát triển xa hơn trong tương lai.
Chẳng hạn như bạn kinh doanh hàng tiêu dùng cửa hàng tạp hóa hoặc cửa hàng thời trang và hoạt động bằng hình thức mua sản phẩm từ nhà phân phối sau đó bán lại cho người tiêu dùng, tạo ra lợi nhuận từ việc bán lẻ lại. Đây có lẻ được xem là dạng mô hình kinh doanh bán lẻ phổ biến và đơn giản nhất tại thị trường Việt Nam.
Các mô hình kinh doanh bán lẻ
1.Mô hình kinh doanh bán lẻ qua cửa hàng
Đây là mô hình kinh doanh bán lẻ kinh điển và được ưa chuộng, dễ dàng bắt gặp nhất hiện nay. Đặc thù của mô hình kinh doanh bán lẻ hiện nay là phải có cửa hàng trực tiếp để người tiêu dùng thuận tiện mua sắm. Những hình thức đó rất dễ bắt gặp như tiệm tạp hóa, cửa hàng chuyên dụng, trung tâm thương mại, siêu thị truyền thống,…
Đối tượng khách hàng hướng đến chủ yếu ở đây là nhu cầu mua đồ cho gia đình hoặc cá nhân những vật dụng cần thiết, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho gia đình.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều cửa hàng kinh doanh bán lẻ những mặt hàng chuyên dụng như máy tính, phần mềm, văn phòng phẩm,… để phục vụ cho cơ quan, doanh nghiệp. Trong tương lai, mô hình kinh doanh bán lẻ theo hình thức cửa hàng vẫn được ưa chuộng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là chủ yếu.
2.Mô hình kinh doanh bán lẻ chuyên biệt
Một chuyên gia đã nhận định rằng: “Trong khi những nhà bán lẻ lớn như Wal-Mart hay Target có xu hướng bán những thứ mà người tiêu dùng cần thì đơn vị bán lẻ chuyên biệt lại nhắm đến những thứ mà người tiêu dùng muốn. Mô hình kinh doanh bán lẻ này sẽ chuyên biệt và nâng cấp hơn mô hình trên bởi họ sẽ chú trọng đầu tư hơn tới những tiện ích, những trải nghiệm khi mua sắm, những nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Đây là những chiến lược để người bán có thể tồn tại trước sự cạnh tranh gay gắt của những cửa hàng bán lẻ với quy mô lớn, với những trào lưu mua sắm trực tuyến. Mặc dù bị sức ép lớn nhưng những cửa hàng này vẫn sẽ có lượng khách hàng riêng. Hầu hết những cửa hàng chuyên biệt đều có quy mô vừa – nhỏ, không quá đông nhân viên, chủ cửa hàng sẽ kiêm luôn quản lý hoặc nhân viên tại cửa hàng.
Bài viết liên quan 01:
1. https://azgad.vn/archive/1030/
2. https://azgad.vn/archive/949/
3. https://azgad.vn/archive/1103/
3.Mô hình không qua cửa hàng
Lĩnh vực này có trị giá tới 123 tỷ USD, mô hình này thường không có cửa hàng cố định, giao dịch chủ yếu thông qua tivi, internet, qua máy bán hàng tự động,… Ngoại trừ máy bán hàng, những loại hình bán lẻ này đều không có địa điểm cố định hay cửa hàng để trưng bày sản phẩm.
Ưu điểm chính của mô hình này là không nhất thiết phải nhập hàng trước, trữ hàng sẵn với số lượng lớn. Bạn có thể nhấp hàng mẫu để khách xem hoặc lấy nguồn ảnh từ nhà cung cấp. Khi khách đã chốt đơn thì bắt đầu liên lạc để lấy hàng và giao trực tiếp cho khách. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm thiết kế và in catalog/tờ rơi và đồng thời gửi đến khách hàng để lựa chọn và mua sản phẩm.
Mô hình kinh doanh bán lẻ qua bưu chính thường được các doanh nghiệp áp dụng cho những hàng hóa, sản phẩm thông thường, chuyên biệt, hàng hóa mới lạ, đặt mua dài hạn. Hình thức này không đòi hỏi các doanh nghiệp phải có cửa hàng, văn phòng hay kho bãi nhưng ít nhất phải có địa chỉ để tạo niềm tin và cũng để thuận tiện trong việc gửi catalog cho khách hàng.
Hiện nay ở thị trường Việt Nam những siêu thị điện máy có tích hợp phương pháp bán hàng này để đạt hiệu quả cao.
4.Mô hình kinh doanh bán lẻ online
Sự phát triển của mạng Internet đã mở ra một kỷ nguyên mới về thị trường bán hàng online, góp phần thay đổi diện mạo của ngành bán lẻ, đây cũng là chất keo giúp kết nối doanh nghiệp, thị trường với cá nhân người tiêu dùng. Bất kỳ một chuyên gia nào cũng thừa nhận rằng những nhà bán lẻ không hiểu được tầm ảnh hưởng của Internet nên sẽ ít đầu tư vào hơn.
Ngay cả đến những nhà cung cấp và phát triển phần mềm cũng đã đang tích hợp thêm chức năng này vào để việc quản lý cửa hàng online trở nên hiệu quả hơn. Rất nhiều những đơn vị đã thông qua hình thức này là vận hành song song giữa mô hình online và offline.
Mô hình kinh doanh điện tử
Mô hình kinh doanh điện tử hay còn gọi là thương mại điện tử, là bao gồm tất cả những thị trường trực tuyến để kết nối người mua và người bán và mạng Internet với nhau. Mô hình kinh doanh điện tử sẽ thuộc 1 trong 3 mô hình truyền thống như B2B, B2C hoặc C2C. Mỗi loại mô hình sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau.
Đối với mô hình B2B là Doanh nghiệp đến với Doanh nghiệp. Có nghĩa là cung cấp sản phẩm hay dịch vụ từ một doanh nghiệp này đến với một doanh nghiệp khác. Hầu hết những doanh nghiệp sử dụng hình thức B2B thường là cung cấp dịch vụ, có thể là công ty về phần mềm, cung cấp nội thất văn phòng, tài liệu hay những tài liệu thương mại điện tử khác đều trong nhóm này.
Đối với hình thức B2C là từ Doanh nghiệp đến với Khách hàng. Khác với mô hình B2B, khi đối tượng giao dịch và mua hàng là doanh nghiệp với các cá nhân. Những doanh nghiệp này sẽ thông qua các hình thức bán lẻ truyền thống hoặc những website thương mại điện tử, các kênh giao dịch để đưa sản phẩm đến với khách hàng.
Hình thức B2C là mô hình kinh doanh điện tử phổ biến nhất ở Việt Nam trong thị trường thương mại điện tử. Những doanh nghiệp B2C ở Việt Nam các nhà bán lẻ trực tuyến độc quyền có thể kể đến như HoangPhuc, Bibomart,…
Lợi ích của mô hình này mang đến thường là tiết kiệm chi phí bán hàng vì không nhất thiết phải có một cửa hàng mà quan trọng nhất là xây dựng một trang web tối ưu để có thể tiếp cận khách hàng nhanh nhất. Người tiêu dùng lúc này khi mua sắm cũng sẽ tiện lợi, tiết kiệm thời gian công sức hơn khi có thể dễ dàng chốt đơn ở mọi thời gian mọi nơi.
Mô hình kinh doanh bán lẻ theo hình thức B2B và B2C là những khái niệm khá trực quan đối với hầu hết mọi người nhưng về C2C thì khác. Mô hình này có nghĩa là từ Khách hàng đến Khách hàng.
Bài viết liên quan 02:
1. https://azgad.vn/archive/1063/
2. https://azgad.vn/archive/1072/
3. https://azgad.vn/archive/1076/
Được tạo ra bởi sự phát triển của ngành thương mại điện tử và niềm tin của khách hàng đối với mô hình mua sắm trực tuyến, các trang web này cho phép khách hàng giao dịch với nhau, mua và bán các mặt để được hưởng một khoản hoa hồng nhỏ mà trang web trả cho.
Ở Việt Nam hiện nay có một số cái tên đã rất thành công với mô hình C2C này có thể kể đến như Sendo.vn hoặc Shopee. Những doanh nghiệp lớn này đã xây dựng một hệ thống mua sắm trực tuyến mà ở đó khách hàng cũng có thể là nhà bán và ngược lại.
Mô hình kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay
1.Mô hình kinh doanh nhỏ với hàng đồng giá
Mô hình kinh doanh bán lẻ này khá phổ biến nhưng lại chưa được biết đến rộng rãi và được ưa chuộng nhưng rõ ràng nó là mô hình hiệu quả nhất. Tuy nhiên là tiềm năng mà mô hình này đem lại là không hề nhỏ, cụm từ “hàng đồng giá” thường gây ấn tượng với khách hàng khá tốt vì có ưu điểm là khách hàng đã biết trước giá, nếu như ở đây thực sự có sản phẩm họ cần thì họ sẽ sẵn sàng mua sắm.
Đây được xem là một mô hình kinh doanh khá thú vị bởi hoàn toàn có thể tận dụng thêm hình thức kinh doanh online như Facebook, Instagram, trang Web hay những sàn thương mại điện tử. Đơn giản mà nó việc bạn tận dụng những hình thức này hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp bạn phát triển bền vững trên thị trường bán lẻ.
2.Mô hình kinh doanh order
Cùng với sự bùng nổ của mạng Internet việc mua bán online cũng trở nên phổ biến hơn, rất nhiều người có thể dễ dàng mua bán lựa chọn sản phẩm mình muốn chỉ với một cú click chuột. Không chỉ dừng lại ở đó, nhu cầu mua bán hàng hóa trên các trang thương mại điện tử taobao, amazon, ebay hay hàng order ngày càng cao bởi sự độc đáo này.
Điểm đặc biệt của những hình thức đó là bạn không cần phải sử dụng quá nhiều vốn hay phải nhập hàng trước, chỉ cần theo quy trình: nhận order – nhận tiền – đặt hàng – hàng về và giao đến khách hàng.
Vấn đề tồn tại duy nhất ở hình thức này chính là bạn phải tìm được cho mình một nguồn hàng chất lượng và đáng tin cậy. Khi đã có một nguồn hàng nhất định thì bạn sẵn sàng xây dựng cho mình một website chuyên nghiệp và mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình.
Sau khi đã nắm được những bản chất của mô hình kinh doanh bán lẻ này, điều quan trọng tiếp theo là lựa chọn cho doanh nghiệp mình một hình thức kinh doanh phù hợp. Để phục vụ cho nhu cầu triển khai kinh doanh phù hợp bạn cần phải nghiên cứu những nội dung liên quan và cập nhật liên tục những thông tin mới nhất.
>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Dịch Vụ Marketing Tại TP.HCM
Thông qua bài viết trên đây, chắc rằng các bạn đã hiểu rõ những khái niệm về mô hình kinh doanh bán lẻ, nếu có đóng góp gì hãy để lại bình luận và luôn theo dõi những bài viết tiếp theo của Azgad để bổ sung cho mình thật nhiều kiến thức về Marketing nhé !
>>> Xem thêm:5 Bước Giúp Xây Dựng Mô Hình Kinh Doanh Hiệu QuảTop 4 Các trang thương mại điện tử tại Việt Nam
Lưu Vy