Conversion Rate – nghe có vẻ giống như là một thước đo gì đó đặc biệt nhỉ. Trên thực tế thì nó là một những cách tốt nhất để đo lường hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo của bạn đang chạy và đã chạy. Và nói chung thì Conversion Rate càng cao thì có nghĩa là hoạt động chạy tiếp thị của bạn đang rất tốt.
Trong bài viết này thì chúng ta sẽ cùng thảo luận Conversion Rate là gì? Cách tính Conversion Rate? Cũng như là cách cải thiện Conversion Rate trong Marketing? Cùng đi sâu vào bài viết để biết thêm chi tiết nhé cùng với Azgad Agency nhé!
Tìm hiểu về Conversion Rate
Conversion Rate là gì?
Conversion Rate hay còn nhiều người gọi là tỷ lệ chuyển đổi. Nói một cách đơn giản, Conversion Rate của bạn là phần trăm khách hàng truy cập và trang web hoặc có thể là trang đích của bạn muốn chuyển đổi, hoặc là những hành động mà bạn muốn khách hàng họ thực hiện.


Tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh của bạn, Conversion Rate có thể là hầu hết mọi thứ, dưới đây sẽ là một số ví dụ phổ biến:
- Mua hàng hóa sản phẩm.
- Gửi biểu mẫu.
- Gọi cho công ty, doanh nghiệp của bạn.
- Tương tác trò chuyện trực tuyến với bạn.
- Đăng ký một gói gì đó.
- Đăng ký trên trang.
- Tải xuống một thứ gì đó.
- Sử dụng thứ gì đó.
- Nâng cấp dịch vụ nào đó.
- Tương tác ở trên trang web của bạn theo một cách nào đó.
Có rất rất nhiều hành động chuyển đổi khác mà mọi người có thể thực hiện ở trên trang web của bạn. Về cơ bản thì Conversion Rate là một tỷ lệ chuyển đổi thành hành động có thể đo lường được nhằm đưa khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trả tiền cho đơn hàng sản phẩm mà họ mua.
Cách tính Conversion Rate
Để có thể tính ra Conversion Rate cực kỳ dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần phải làm đó là chia số lượng chuyển đổi bạn nhận được trong một thời gian nhất định nào đó cho tổng người đã truy cập vào trang web hoặc trang đích của bạn và nhân nó với 100%.
Tỷ lệ chuyển đổi = (số lượng chuyển đổi/tổng số khách truy cập) x 100%
Ví dụ: nếu bạn trang web của bạn có tổng là 17492 số khách truy cập và có 2305 lượt chuyển đổi vào tháng trước, áp dụng công thức tính ra được Conversion Rate của bạn là 13,18%. Nhưng trên thực tế bạn không cần tính tay như vậy đâu.
Khi bạn chạy quảng cáo trên các công cụ trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads và các nền tảng phân tích như Google Analytics,… thì nó đều hiển thị tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) để cho bạn xem được.


Một trong điểm tuyệt vời của Conversion Rate đó là bạn có thể cụ thể hoặc bao quát cái tỷ lệ chuyển đổi theo ý của bạn mong muốn. Dưới đây là một số tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) khác nhau mà bạn có thể sử dụng và các bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu này để kiểm tra hiệu suất:
- Tỷ lệ chuyển đổi tổng thể.
- Tỷ lệ chuyển đổi ở trên kênh tiếp thị.
- Tỷ lệ chuyển đổi cấp bậc trên trang.
- Tỷ lệ chuyển đổi của các chiến dịch.
- Tỷ lệ chuyển đổi của những quảng cáo riêng lẻ.
- Tỷ lệ chuyển đổi từ khóa.
Rõ ràng, danh sách này chỉ là bề nổi thôi. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) là một số liệu tuyệt vời để đánh giá hiệu suất của hầu hết mọi khía cạnh của hoạt động tiếp thị trực tuyến của bạn. Thúc đẩy số lần nhấp chuột là rất tốt nhưng với số lần nhấp chuột đấy mà không lại lợi ích gì thì bạn cần suy nghĩ lại.
Conversion Rate bao nhiêu là tốt?
Như bạn có thể hình dung tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) thay đổi đáng kể tùy thuộc vào chất lượng của lưu lượng truy cập, ngành, doanh nghiệp của trang web bạn, những gì bạn đang bán và thậm chí cả những hành động có chuyển đổi cụ thể mà bạn đang theo dõi. Do đó, mặc dù bạn có thể tìm thấy được các số liệu thống kê về tỷ lệ chuyển đổi rộng rãi ở ngoài kia, nhưng những gì đủ điều kiện là tỷ lệ chuyển đổi tốt đối với bạn.
Ngoài ra, điều quan trọng cần nhớ đó chính là chuyển đổi (Conversion Rate) không phải lúc nào cũng giống như mua hàng. Mặc dù tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) là một số liệu hữu ích, nhưng mục tiêu của hầu hết các hoạt động tiếp thị đó không phải là tạo ra chuyển đổi — mà là tạo ra doanh số bán hàng.
Ví dụ: các bạn hãy tưởng tượng rằng các bạn là đối tác trong một công ty luật có doanh thu trung bình là 3500 đô la cho mỗi khách hàng trả tiền mới với tỷ suất lợi nhuận 50%. Bạn chạy 5 hay 6 chiến dịch tiếp thị trong đó thì chuyển đổi là người gửi biểu mẫu khách hàng tiềm năng trên trang đích của bạn.
Và dưới đây là kết quả:


Cả chiến dịch 3 và chiến dịch 4 đều có tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) thấp nhất, có nghĩa là chúng có thể cần một số các yếu tố bù đắp vào.
Tuy nhiên, không có dữ liệu nào trong số này cung cấp cho ta bất kỳ thông tin chi tiết nào về lợi nhuận của các chiến dịch này. Những khách hàng tiềm năng này sẽ có thể chuyển thành doanh số bán hàng không? Chúng tôi thực sự không thể nói lên được điều ấy.
Và để trả lời câu hỏi đó thì chúng ta chỉ có thể xem xét về ROI cho các chiến dịch đó mà thôi:


Thật bất ngờ, rõ ràng là giờ đây bạn đã biết được chiến dịch nào thực sự mang lại lợi ích cho công ty của bạn nhiều nhất. Mặc dù chiến dịch 1 có tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) tốt nhất, nhưng nó có chỉ số ROI thấp hơn nhiều so với chiến dịch 4.
Trên thực tế, trong khi chiến dịch 4 đang tạo ra những khách hàng tiềm năng đắt tiền nhất, thì cứ mỗi 1 đô la bạn đầu tư vào chiến dịch số 4, thì bạn sẽ nhận lại được 7,52 đô la.
Bây giờ bạn đã nhận định được rằng chiến dịch nào là chiến dịch đầu tư tốt nhất thông qua ví dụ trên rồi chứ?
Như bạn có thể thấy, mặc dù dữ liệu tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) cực kỳ hữu ích, nhưng nó vẫn không nói lên toàn bộ câu chuyện. Ngay cả khi bạn có tỷ lệ chuyển đổi “tốt” cũng có thể có hại cho doanh nghiệp nếu bạn không thể biến những chuyển đổi đó thành doanh số bán hàng.
Vậy nên sẽ không có con số cụ thể nào cho tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) như thế nào là tốt cả. Tất cả phụ thuộc vào việc tỷ lệ chuyển đổi đó có tạo ra được doanh thu cho doanh nghiệp của bạn tốt được không mà thôi.
Tối ưu hóa Conversion Rate Marketing
Biết tỷ lệ chuyển đổi là gì và cũng như là biết cách theo dõi tỷ lệ đó là một chuyện, nhưng bạn thực sự sẽ làm những gì với dữ liệu tỷ lệ chuyển đổi của mình? Quan trọng hơn, đó là bạn làm cách nào để bạn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của mình ?
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CRO) chính là quá trình mà bạn tối ưu hóa trang đích và trang web của bạn để tạo ra nhiều chuyển đổi hơn từ lưu lượng truy cập của bạn !
Điều tuyệt vời về CRO đó chính là nó sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lưu lượng truy cập mà bạn đã có. Ví dụ: ngay cả khi không tăng bất kỳ một lưu lượng truy cập vào trang web của bạn, việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi từ 1% lên 2% sẽ tăng gấp đôi số chuyển đổi của bạn.
Tạo ra một trang đích chuyên dụng
Nếu bạn đang thực hiện bất kỳ loại quảng cáo trả tiền nào (Google Ads, Bing Ads, v.v.), bạn nên tập trung lưu lượng truy cập của mình đến một trang đích chuyên dụng. Có rất nhiều lý do chính đáng để bạn có thể làm điều này, nhưng lý do lớn nhất là tối ưu hóa trang.
Nếu bạn đang có ý định trả tiền để có thể có được lưu lượng truy cập vào trang web của mình, bạn muốn đưa họ đến một trang được thiết kế để bán hàng thì hãy tạo ra một trang đích chuyên dụng như vậy.
Đưa ra giả thuyết
Tất cả các bài kiểm tra về CRO tốt đều sẽ bắt đầu với một giả thuyết. Tuy nhiên, để đặt được ra giả thuyết, bạn sẽ phải đưa ra một số phỏng đoán có tính logic về trang web của bạn, về yếu tố nào có tác động lớn nhất đến tỷ lệ chuyển đổi và lợi nhuận của bạn trên trang web hoặc trang đích.
Một số yếu tố như là:
- Tiêu đề.
- Lời đề nghị bất kỳ hoặc kêu gọi hành động.
- Phương tiện dùng mà bạn có thể dùng nó để truyền thông.
Tạo ra thử nghiệm A/B
Cách dễ nhất để bắt đầu làm CRO là tạo ra thử nghiệm A/B. Nếu bạn có lưu lượng truy cập đến đến trang web không được bền vững và tỷ lệ chuyển đổi thấp,thì bạn có thể thực hiện một số thử nghiệm đa biến để tìm ra nguyên nhân do đâu mà xảy ra tình trạng như vậy.


Để chạy thử nghiệm A/B một chiến dịch nào đó, tất cả những gì bạn phải làm là thiết lập hai biến thể khác nhau của trang web bạn và sẽ phân chia lưu lượng truy cập của bạn giữa chúng. Một nửa lưu lượng người dùng truy cập của bạn chuyển đến biến thể A và một nửa chuyển sang biến thể B.
Để phân chia lưu lượng truy cập ở trên trang web của bạn, bạn sẽ cần sự trợ giúp của một số loại phần mềm CRO. Nếu bạn nghiêm túc về việc thực thi CRO, có một số lựa chọn công cụ tuyệt vời cho bạn, mặc dù tốn kém để chạy thử nghiệm A/B. Tuy nhiên, nó là những lựa chọn tốt đáng để thử:
- Google Optimize
Công cụ này hoàn toàn miễn phí, vì vậy bạn thực sự không có lý do gì để không thử nghiệm A/B với công cụ này cả. Tuy nhiên, nó sẽ không cung cấp cho bạn những kết quả theo thời gian thực, vì vậy nó sẽ có thể không phải là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho tất cả mọi người.
- Unbounce
Nếu bạn chỉ cần A/B chỉ để kiểm tra một trang đích, thì Unbounce là lựa chọn tuyệt vời. Đây là một công cụ mạnh mẽ và dễ sử dụng cho phép bạn nhanh chóng tạo và thử nghiệm nhiều loại trang đích khác nhau.
- Optimizely
Đây là một tùy chọn có phần đắt tiền hơn, nhưng nó cũng có một số tính năng bổ sung khá là cao cấp cung cấp thêm thông tin chi tiết về CRO để bạn có cái nhìn bao quát hơn rất nhiều.
- Visual Website Optimizer
Visual Website Optimizer có phần rẻ hơn một chút so với Optimizely và có giao diện rất trực quan, vì vậy nó là một trong những nền tảng CRO yêu thích của rất nhiều công ty và doanh nghiệp.
Mỗi nền tảng thử nghiệm này sẽ có thể cho phép bạn thử nghiệm các phiên bản khác nhau của trang web hoặc trang đích của mình và xem xem rằng phiên bản nào có tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất. Nên cân nhắc việc xem xem cái nào thích hợp hơn để đầu tư sử dụng bạn nhé!
Trên đây là những gì về Conversion Rate cũng như là các thông tin liên quan tới Conversion Rate được Azgad Agency nói trong bài viết này rồi. Hy vọng những thông tin vừa rồi có thể giúp ích được cho bạn trong việc định nghĩa được về Conversion Rate cũng như là cách sử dụng Conversion Rate làm sao cho tối ưu cho chiến dịch.
Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!
>>> Xem thêm bài viết liên quan dưới đây: 1 Vài yếu tố trong SEO Onpage cần biết. 1 Vài kỹ thuật thực hiện SEO Offpage.
Tác giả: Trần Hoài Nam