Giá bán trên Shopee là một yếu tố mà nhà bán hàng cần phải chú ý đến khi bắt đầu bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee. Cần phải xác định được giá bán trên Shopee sao cho thật hợp lý thì hoạt động kinh doanh và bán hàng của bạn ở trên sàn thương mại điện tử Shopee mới hiệu quả được.
Hôm nay hãy cùng với Azgad Agency tìm hiểu về giá bán trên Shopee này nhé!
Tìm hiểu về giá bán trên Shopee
Giá bán trên Shopee là gì?
Trước tiên khi đào sâu về vấn đề giá bán trên Shopee thì chúng ta cũng tìm hiểu sơ qua về giá bán trên Shopee là gì trước đã nhé! Phải đi từ gốc lên ngọn đúng không nào!
Vậy thì giá bán trên Shopee là gì? Giá bán trên Shopee được hiểu đơn giản là mức giá mà nhà bán hàng đặt ra cho mỗi sản phẩm khi đăng bán trên sàn thương mại điện tử Shopee. Với mỗi sản phẩm khác nhau thì cũng tương tự sẽ có những giá bán trên Shopee khác nhau rồi, không cái này giống cái nào cả.


Và vấn đề đặt ra đó là làm sao cho giá bán trên Shopee phải thật hợp lý, phù hợp với chất lượng, phù hợp với túi tiền của khách hàng mục tiêu của nhà bán hàng mà lại mang về nhiều giá trị cho nhà bán hàng nữa.
Về vấn đề giá bán trên Shopee là một vấn đề khá nan giải mà nhiều nhà bán hàng gặp phải. Họ không biết phải để mức giá giá bán trên Shopee là bao nhiêu thì mới hợp lý. Cao quá thì không được, thấp quá thì cũng không được, mà ở mức trung bình thì lại thấy rằng không ổn. Cứ thế một vòng luẩn quẩn cứ mãi quẩn quanh trong đầu của nhà bán hàng.
Nhiều nhà bán hàng cứ nghĩ rằng nhập sản phẩm về xong rồi muốn nâng lên bao nhiêu nâng thôi. Miễn rằng mình thấy rằng nó có ra lợi nhuận là được rồi. Không đơn giản như vậy đâu nhé! Việc giá bán trên Shopee là một bài toán tính toán lâu dài để cho gian hàng, thương hiệu của bạn đi cao và đi xa hơn trong tương lai.
Đừng vì một chút nông nổi mà khiến thương hiệu và gian hàng của bạn trên sàn thương mại điện tử Shopee đi chệch hướng nhé!
Không phải cứ nhập một sản phẩm nào đó với giá gốc nhập là 20.000 VND cho một sản phẩm và rồi nâng giá lên là 30.000 VND là đã xong rồi, là đã hoàn tất việc tính toán mức giá bán trên Shopee.
Ở trên sàn thương mại điện tử Shopee khi nhà bán hàng muốn kinh doanh ở trên này còn phải bỏ ra khá nhiều mức chi phí liên quan tới việc bán hàng nữa đấy. Về bài toán giá bán trên Shopee sẽ được giải ngay sau đây.
Cách tính toán giá bán trên Shopee
Dưới đây sẽ là phần giải đáp và tìm câu trả lời cho câu hỏi làm sao để xác định được giá bán trên Shopee.


Chúng ta sẽ có công thức tính toán và xác định giá bán trên Shopee như sau:
- Giá bán thấp nhất mà bạn đưa ra = Giá nhập + Chi phí khác + Lợi nhuận mong muốn
- Giá bán cao nhất mà bạn đưa ra = Giá bán thấp nhất mà bạn đưa ra + Các chi phí về khuyến mãi, voucher
Đó là hai công thức mà nhà bán hàng có thể dùng nó trong việc xác định giá bán trên Shopee một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Ở phần Chi phí khác, Chi phí khác ở đây có thể là:
- Các chi phí mà sàn thương mại điện tử Shopee sẽ thu trong quá trình bán hàng của nhà bán hàng
Bao gồm 3 chi phí chính đó là: Chi phí về đơn hàng, Chi phí cố định và Chi phí dành cho việc sử dụng dịch vụ Freeship Extra.
- Các chi phí bên ngoài sàn thương mại điện tử Shopee.
Các chi phí bên ngoài này có thể là chi phí mà nhà bán hàng sẽ bỏ ra để mua những vật liệu để đóng gói sản phẩm. Hoặc là chi phí mà nhà bán hàng sẽ chi trả cho các khoản thanh toán như tiền điện, nước, mạng,…
Hoặc thêm nữa là các chi phí về các hoạt động như là thuê kho bãi, thuê nhân viên,….
Thông thường theo kinh nghiệm của Azgad thì mỗi khi nhập một sản phẩm nào đó về thì Azgad sẽ chỉ tăng giá bán trên Shopee lên tầm 15% – 20% so với giá gốc nhập lúc ban đầu mà thôi. Nên tăng giá bán trên Shopee nằm ở trong khoảng này.
Đừng nên tăng giá quá cao hay là quá thấp. Nếu như nhà bán hàng tăng quá cao thì dĩ nhiên người tiêu dùng sẽ khó có thể chấp nhận được việc mua cùng một loại sản phẩm mà gian hàng của bạn lại bán với giá cao hơn những gian hàng khác được.
Hoặc nếu như gian hàng của bạn tăng giá quá thấp thì sẽ dẫn đến việc đó là càng bán càng thấy lỗ chứ không thấy lợi nhuận đâu cả.
Ví dụ như một sản phẩm khi nhà bán hàng nhập về với giá gốc là 100.000 VND trên cho một sản phẩm thì hãy nên tăng giá lên tầm 115.000 VND hay đến 120.000 VND là hợp lý nhất rồi.
Con số 15% – 20% này không phải Azgad tự tiện đưa ra đâu nhé. Trải qua thời gian chính chiến với các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… nên mới có đủ thông số để đưa ra cho bạn như vậy. Còn nếu như bạn muốn chắc chắn hơn trong các vấn đề liên quan đến giá bán trên Shopee thì hãy sử dụng công thức ở bên trên để tính luôn.
Cách sửa giá bán trên Shopee – Cách giảm giá bán trên Shopee
Vậy là Azgad đã cùng với các nhà bán hàng giải quyết xong vấn đề đó là việc tăng giảm giá trên sàn thương mại điện tử Shopee rồi. Tiếp tục ta sẽ cùng đi đến phần tiếp theo đó là cách để có thể sửa bảng giá bán trên sàn thương mại điện tử Shopee.


Những lý do mà nhà bán hàng muốn sửa giá bán sản phẩm
Vào lý do trước, lý do mà các nhà bán hàng muốn sửa đổi giá bán trên sàn thương mại điện tử Shopee có thể là vì:
- Nhà bán hàng đăng bán sản phẩm nhưng cài đặt nhầm giá bán nên muốn chỉnh sửa lại giá bán.
- Giá bán quá cao hoặc quá thấp không phù hợp với quy định ở trên sàn thương mại điện tử Shopee nên muốn chỉnh lại.
- Tìm được nguồn hàng giá rẻ nhưng chất lượng nên nhà bán hàng muốn thay đổi về giá để nâng tính cạnh tranh lên.
Cách sửa giá bán ở trên sàn thương mại điện tử Shopee
Đầu tiên thì nhà bán hàng cần đăng nhập vào tài khoản nhà bán hàng trên Shopee trước đã, sau đó thì thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nhấn vào phần Tôi ở trên giao diện sàn thương mại Shopee.
Bước 2: Sau khi đã vào xong phần Tôi rồi thì hãy tìm đến Shop của tôi và nhấn chọn vào.
Bước 3: Chọn tiếp phần Sản phẩm của tôi trong Shop của tôi.
Bước 4: Ở bước này thì giao diện của Shopee sẽ hiển thị ra tất cả những sản phẩm hiện đang có trên gian hàng của nhà bán hàng.
Nhà bán hàng cần tìm ra sản phẩm mà mình muốn chỉnh sửa giá. Sau đó thì nhấn chọn vào sản phẩm đó bằng cách nhấp vào chữ Sửa ở phần sửa thông tin.
Bước 5: Kéo đến phần bên dưới thì nhà bán hàng sẽ thấy phần giá của sản phẩm. Hãy chỉnh sửa theo ý của mình.
Bước 6: Sau khi đã hoàn tất việc cập nhật về giá rồi thì hãy nhấn vào nút Cập nhật để hoàn tất quá trình chỉnh sửa giá.


Ưu nhược điểm bán hàng trên Shopee
Hơi là ngoài lề một tí, ta sẽ cùng đi đến với phần nhận biết về ưu điểm và nhược điểm của sàn thương mại điện tử Shopee nhé! Thật ra đối với sàn thương mại điện tử nào cũng vậy. Cũng sẽ có những ưu điểm vô cùng nổi trội và có những nhược điểm sẽ gây ra sự khó chịu cho người sử dụng và cho nhà bán hàng. Đối với hệ thống thương mại điện tử Shopee cũng thế. Cùng đi vào tìm hiểu ngay nào!
Ưu điểm của sàn thương mại điện tử Shopee
Đến với phần đầu tiên đó là phần ưu điểm. Về ưu điểm của sàn thương mại điện tử Shope thì nó có rất nhiều yêu điểm. Đầu tiên phải nhắc đến đó là ưu điểm khi nhà bán hàng tham giá bán hàng ở trên sàn thương mại điện tử Shopee này là vô cùng lớn.
Hãy thử tượng tượng xem nếu như bạn được bán hàng ở trên một sàn chuyên về thương mại điện tử bán lẻ mà hàng ngày có đến hàng triệu người sử dụng? Khỏi phải nói, trên cả sự tuyệt vời phải không nào?
Có thể tiếp cận đến với tệp khách hàng vô cùng chất lượng thì nhà bán hàng nào mà chả thích và chả muốn cơ chứ! Hiện nay thì lưu lượng truy cập của người dùng vào sàn thương mại điện tử Shopee đã vượt ra rất nhiều so với hai sàn thương mại điện tử cạnh tranh là Tiki và Lazada.
Hãy mau mau mà tận dụng lợi thế vô cùng hiếm có này của sàn thương mại điện tử Shopee đi nhé các nhà bán hàng ơi!
Ưu điểm thứ của sàn thương mại điện tử Shopee đó là việc hỗ trợ chi phí vận chuyển cho cả người bán hàng và cả người tiêu dùng. Cùng với đó là những chính sách hỗ trợ khác dành cho nhà bán hàng vô cùng hấp dẫn.
Đặc biệt hơn nữa là Shopee đã và đang liên kết với những bên vận chuyển vô cùng lớn và vô cùng uy tín, đẩy nhanh tiến độ giao hàng cho khách hàng chỉ trong vòng vỏn vẹn từ 1 – 4 ngày. Khách hàng còn có thể mua hàng với mức phí vận chuyển gần như bằng 0.
Ngoài ra, nhà bán hàng còn có thể chủ động tạo ra hàng loạt các mã giảm giá, mã voucher khuyến mại một cách nhanh chóng và vô cùng tiện lợi. Điều này sẽ giúp cho các nhà bán hàng chủ động hơn trong các chiến dịch chạy quảng cáo, chạy chương trình marketing của mình.
Nhược điểm của sàn thương mại điện tử Shopee
Không một sàn thương mại điện tử nào mà dám đứng lên nói to rằng mình không có nhược điểm nào cả. Và với sàn thương mại điện tử Shopee cũng vậy. Với việc mà hệ thống Shopee cho ra rất nhiều chương trình ưu đãi cho nhà bán hàng cho nên rất nhiều nhà bán hàng đang tham gia vào Shopee để bán một cách tràn lan.
>> Xem thêm: SEO SHOPEE! 5 CÁCH GIÚP TĂNG DOANH THU VÀ LƯỢNG KHÁCH HÀNG.
Vì thế nên tình trạng xuất hiện các hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng giả đang ngày càng gia tăng nhiều hơn. Vì vậy, nếu như nhà bán hàng đang muốn kinh doanh lâu dài ở trên Shopee thì hãy quan tâm đến định vị thương hiệu nhé!
Vừa rồi là những chia sẻ về giá bán trên Shopee của Azgad. Hy vọng với phần nội dung giá bán trên Shopee này thì có thể giúp cho nhà bán hàng xác định mức giá bán ra một cách tốt nhất và hợp lý nhất.
>>> Xem thêm: 2 công thức tính giá bán trên Shopee Cách tính doanh thu trên Shopee dành cho nhà bán hàng
Tác giả: Trần Hoài Nam

