Học Excel cơ bản đang là nhu cầu cơ bản và vô cùng cần thiết của rất nhiều người đã và đang đi làm. Bởi lẽ hầu như doanh nghiệp nào ở trên thế giới này cũng yêu cầu ứng viên của họ có kinh nghiệm làm việc trong Excel.
Vậy nên người đi làm đã và đang trang bị cho mình những kiến thức ít nhất là cơ bản về Excel để con được tìm việc của họ được rộng mở hơn. Ngày hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu về học Excel cơ bản và xem xem rằng chúng ta sẽ học những gì ở phần căn bản của Excel nhé!
Lưu ý rằng trong bài viết này mình sẽ hầu như là chia sẻ thông tin về các hàm có trong Excel. Học Excel cơ bản cũng áp dụng được nhé!
Học Excel cơ bản với các hàm trong Excel
Giới thiệu tổng quan về hàm trong Excel cho người mới
Hàm, làm một định nghĩa khá là quen thuộc với ngành công nghệ thông tin, chuyên về code các thứ đồ ấy. Tuy nhiên hàm lại được nhắc đến với phần mềm Excel tin học văn phòng thì là một thứ gì đó lạ lẫm đối với khá là nhiều người dùng. Bởi lẽ, hầu như đa số người dùng phần mềm Excel đều là những người không có quá nhiều kiến thức ngành công nghệ thông tin.


Hàm hiểu đơn giản thì nó chỉ là một công thức và quy định rõ những cấu trúc bên trong nó. Việc của bạn là đặt các thông số liên quan, cần thiết vào bên trong hàm để có thể có được kết quả như mong muốn.
Cú pháp tổng quát nhất của hàm trong phần mềm Excel là:
=Tên hàm(Các tham số liên quan tới tên hàm)
- Thông thường, các tham số liên quan tới tên hàm sẽ được cách nhau bởi dấu phẩy (hoặc bạn cũng có thể thay đổi thành ký tự khác nếu muốn)
- Tham số liên quan tới tên hàm không mặc định là cái gì đó cụ thể. Nó có thể là một công thức tính toán nào đó, một ô địa chỉ nào đó trên Excel, một vùng giá trị nào đó, một giá trị cụ thể chẳng hạn. Và điều tất yếu với hàm đó là hàm luôn trả về một giá trị.
Và làm việc với phần mềm Excel thì hầu như 80% bạn đã và sẽ làm việc với hàm rồi. Hàm trên phần mềm Excel nó là dạng cơ bản nhất cùng dòng dõi với code bên công nghệ thông tin đấy.
Tuy nhiên thay vì khó hiểu và khó học như code bên công nghệ thông tin thì hàm trong Excel lại dễ học hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần có tư duy toán học là sẽ có thể học Excel cơ bản được nó một cách dễ dàng rồi.
Còn nếu như bạn là một người chuyên văn, không chuyên toán nên không có tư duy toán nhiều. thì bạn có thể rèn luyện hàm mỗi ngày để nhớ lâu hơn. Vậy đó, đó là cách học Excel cơ bản ở bước căn bản mà ai cũng cần phải nắm rõ nó.
Học Excel cơ bản cho người mới bắt đầu bằng hàm xử lý ngày tháng
Thay vì cứ nói lan man thì mình sẽ vào sâu vào chủ đề chi tiết từng hàm cơ bản cho việc học Excel cơ bản cho bạn biết luôn nhé! Bên dưới đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn các hàm cơ bản để xử lý ngày tháng bên trong Excel để bạn tiện theo dõi và học Excel cơ bản.


Và như cái tên thì bạn cũng đã biết công dụng nó là gì rồi phải không? Nó sẽ xử lý những thứ liên quan đến ngày tháng cho bạn! Hầu như các hàm Excel bên dưới này nếu như bạn học lộ trình học Excel cơ bản của các khóa học nào cũng đều có cả. Nào cũng khám phá thôi nào!
Tên hàm | Cú pháp và công dụng của từng hàm |
NOW | NOW(): trả về ngày-tháng-năm và giờ hiện hành mà máy tính của bạn đang lưu giữ Ví dụ: =NOW() -> Kết quả: 21/07/2022 08:20, đây là mốc ngày tháng năm và giờ hiện tại của máy. Và theo thời gian thì hàm này sẽ thay đổi chứ không giữ nguyên mốc nhé! |
TODAY | TODAY(): trả về ngày-tháng-năm hiện hành mà máy đang lưu giữ Ví dụ: =TODAY() -> Kết quả: 06/06/2021, hàm này sẽ chỉ lấy ngày tháng năm thôi chứ không lấy giờ. |
DATE | DATE(năm, tháng, ngày): trả về ngày-tháng-năm tương ứng. Ví dụ: =DATE(2021,06,06) -> Kết quả: 06/06/2021, hàm này dùng để viết đúng cú pháp ngày tháng năm. |
DAY | DAY(ngày-tháng-năm): trả về một con số (1 -> 31) chỉ ngày tương ứng với tham số ngày-tháng-năm Ví dụ: =DAY(“06/06/2021”) -> Kết quả: 6, hàm này để xác định nhanh ngày trong dữ liệu bạn nhập vào. |
MONTH | MONTH(ngày-tháng-năm) : trả về một số (1 -> 12) chỉ tháng tương ứng với tham số ngày-tháng-năm Ví dụ: =MONTH(“06/06/2021”) -> Kết quả: 6, hàm này thay vì xác định ngày thì nó xác định nhanh tháng trong dữ liệu bạn nhập vào. |
YEAR | YEAR(ngày-tháng-năm): trả về một con số (gồm 4 chữ số) chỉ năm tương ứng với tham số ngày-tháng-năm Ví dụ: =YEAR(“06/06/2021”) -> Kết quả: 2021, hàm này nó xác định nhanh năm trong dữ liệu bạn nhập vào. |
WEEKDAY | WEEKDAY(ngày-tháng-năm,[kiểu]): trả về số thứ tự (nghĩa là Thứ) của ngày-tháng-năm trong tuần. Các kiểu thông dụng: 1: hàm trả về 1 là chủ nhật đến 7 là thứ bảy (mặc định) 2: hàm trả về 1 là thứ hai đến 7 là chủ nhật. 3: hàm trả về 0 là thứ hai đến 6 là chủ nhật. Ví dụ : = WEEKDAY(“06/06/2021”) -> Kết quả: 1, bạn muốn biết vài ngày tháng năm đó đang là thứ mấy, hãy sử dụng hàm này. |
TIME | TIME(giờ, phút, giây): trả về thời gian tương ứng với 3 tham số: giờ, phút, giây đã cho Ví dụ : = TIME(6,30,5) -> Kết quả 6:30:05, hàm này dùng để viết đúng định dạng giờ phút giây. |
HOUR | HOUR(btgiờ): trả về một số chỉ giờ (0 -> 23) tương ứng với btgiờ Ví dụ : = HOUR(“08:30:15”) -> Kết quả : 8, hàm này dùng để xác định giờ trong dữ liệu bạn nhập vào. |
MINUTE | MINUTE(btgiờ): trả về một số chỉ phút (0 -> 59) tương ứng với btgiờ Ví dụ: =MINUTE(“08:30:15”) -> Kết quả : 30, Hàm này dùng để xác định phút trong dữ liệu bạn nhập vào. |
SECOND | SECOND(btgiờ): trả về một số chỉ giây (0 -> 59) tương ứng với btgiờ Ví dụ : =SECOND(“08:30:15”) -> Kết quả : 15, hàm này dùng để bạn xác định số giây trong dữ liệu bạn nhập vào. |
Học Excel từ cơ bản đến nâng cao với hàm xử lý chuỗi
Hàm xử lý chuỗi có thể nói là một hàm mà nó vừa nâng cao nhưng lại vừa cơ bản. Vì nó khá đơn giản nhưng muốn phức tạp thì cũng được tất, kiểu gì cũng chơi được với hàm này. Học Excel cơ bản thì bạn học những thứ liên quan đến xử lý chuỗi cũng được tất.


Bên dưới là những hàm chuỗi bạn cần quan tâm đến!
Tên hàm | Cú pháp và công dụng |
LEFT | LEFT(chuỗi, [n]): trả về n ký tự bên trái của tham số chuỗi. Lưu ý, nếu ta bỏ qua n thì mặc định n=1. Ví dụ: =LEFT(“Tự học excel”,6) -> Kết quả: Tự học. Hiểu đơn giản là nó lấy dữ liệu từ trái sang với số ký tự lấy được bạn định sẵn. |
RIGHT | RIGHT(chuỗi, [n]): trả về n ký tự bên phải của tham số chuỗi. Lưu ý, nếu ta bỏ qua n thì mặc định n=1. Ví dụ: =RIGHT(“Tự học excel”,6) -> Kết quả: excel (gồm dấu cách trước chữ excel). Hiểu đơn giản là nó lấy dữ liệu từ phải sang với số ký tự lấy được bạn định sẵn. |
MID | MID(chuỗi, m, n): trả về n ký tự kể từ ký tự thứ m của chuỗi Ví dụ: =MID(“Tự học excel”,5,3) -> Kết quả: c e (gồm chữ c dấu cách và chữ e). Hiểu đơn giản là nó lấy dữ liệu từ giữa trở ra với số ký tự lấy được bạn định sẵn. |
TRIM | TRIM(chuỗi): trả về chuỗi đã cắt bỏ những khoảng trống của chuỗi, khi đó mỗi từ chỉ cách nhau một khoảng trắng. Ví dụ: =TRIM(“ Tự học excel”) -> Kết quả: Tự học excel |
LOWER | LOWER(chuỗi): trả về chuỗi chữ thường tương ứng với chuỗi đã cho Ví dụ: =LOWER(“Tự học EXCEL”) -> Kết quả: tự học excel |
UPPER | UPPER(chuỗi): trả về chuỗi chữ hoa tương ứng với chuỗi đã cho Ví dụ: =UPPER(“Tự học excel”) -> Kết quả: TỰ HỌC EXCEL |
PROPER | PROPER(chuỗi): trả về một chuỗi mà ký tự đầu của mỗi từ đều là chữ hoa tương ứng với chuỗi đã cho Ví dụ: =PROPER(“Tự học excel”) -> Kết quả: Tự Học Excel |
LEN | LEN(chuỗi): trả về chiều dài của chuỗi, nghĩa là số ký tự kể cả khoảng trắng trong chuỗi đã cho Ví dụ: =LEN(“Tự học excel”) -> Kết quả: 12 |
FIND | FIND(chuỗi_1, chuỗi, [n]): trả về vị trí xuất hiện đầu tiên của chuỗi_1 trong chuỗi, bắt đầu tìm từ vị trí thứ n bên trái chuỗi trở đi (mặc định n = 1). Có phân biệt chữ hoa chữ thường Ví dụ: =FIND(“học”, “Tự học excel”) -> Kết quả: 54 =FIND(“Học”, “Tự học excel”) -> Kết quả: #VALUE! |
SEARCH | SEARCH(chuỗi_1, chuỗi, [n]): trả về vị trí xuất hiện đầu tiên của chuỗi_1 trong chuỗi, bắt đầu tìm từ vị trí thứ n bên trái chuỗi trở đi (mặc định n = 1). Không phân biệt chữ hoa chữ thường Ví dụ: = SEARCH(“học”, “Tự học excel”) -> Kết quả: 4 = SEARCH (“Học”, “Tự học excel”) -> Kết quả: 4 |
REPLACE | REPLACE(chuỗi, i, n, chuỗi_mới): thay thế n ký tự trong chuỗi bắt đầu từ ký tự thứ i bằng chuỗi_mới. Ví dụ:= REPLACE(“Tự học excel”,5,8,”word”) -> Kết quả: Tự học word |
SUBSTITUTE | SUBSTITUTE(chuỗi, chuỗi_cũ, chuỗi_mới, [i]): thay chuỗi_cũ thứ i trong chuỗi bằng chuỗi_mới, nếu bỏ qua i nghĩa là thay thế tất cả chuỗi_cũ bằng chuỗi_mới. Ví dụ: = SUBSTITUTE((“Tự học excel”, “excel”, “tin học văn phòng”) -> Kết quả: Tự học tin học văn phòng |
TEXT | TEXT(số, định_dạng): đưa số từ kiểu số về kiểu chuỗi với định_dạng (xem thêm phần định dạng số) Ví dụ: =TEXT(2000,“$#,###.00”) -> Kết quả: $2,000.00 |
VALUE | VALUE(chuỗi-số): trả về số tương ứng với chuỗi-số đã cho Ví dụ: =VALUE(“0065”) -> Kết quả: 65 |
Tự học Excel cơ bản với các hàm số học
Học Excel cơ bản mà thiếu các hàm số học quả là một thiếu xót cực kỳ, thiếu xót vô cùng lớn luôn ấy chứ. Bởi vì hằng ngày những dữ liệu bạn sẽ xử lý hầu như đều là con số mà. Nên học Excel cơ bản không học hàm số coi như chưa học.


Dưới đây là một số hàm số học mà bạn cần học nó.
Tên hàm | Cú pháp và công dụng |
ABS | ABS(x): nó sẽ trả về cho bạn giá trị tuyệt đối (ABSolute) của biểu-thức-số x Ví dụ: =ABS(1-5) -> Kết quả: 4 |
INT | INT(x): nó sẽ trả về cho bạn số nguyên (INTeger) lớn nhất còn nhỏ hơn hoặc bằng x Ví dụ: =INT(15/2) -> Kết quả: 7 |
MOD | MOD(x, y): nó sẽ trả về cho bạn số dư của phép chia nguyên x cho y theo qui tắc sau: MOD(x, y) = x – y* INT(x/y) Ví dụ: =MOD(9,2) -> Kết quả: 1 |
ROUND | ROUND(x, n): nó sẽ làm tròn số x tùy theo n; – với n > 0: làm tròn với n vị trí thập phân – n = 0: làm tròn đến hàng đơn vị – n = -1 : làm tròn đến hàng chục – n = -2: làm tròn đến hàng trăm … Ví dụ: =ROUND(6.27486,2) -> Kết quả : 6.27 |
PRODUCT | PRODUCT(x1 , x2 , … , xn): trả về tích các số x1 , x2 , … , xn |
SUM | SUM(x1 , x2 , … , xn): trả về tổng các số x1 , x2 , … , xn |
SUMIF | SUMIF(vùng1, điều-kiện, vùng2): trả về tổng các ô trong vùng số 2 tương ứng theo thứ tự với các ô trong vùng số 1 thỏa điều kiện. Nếu bỏ qua tham số vùng_2 nghĩa là vùng_2 = vùng_1. |
SUMIFS | SUMIFS(vùng-tính-tổng, vùng-chứa-điều-kiện-1,điều-kiện-1, [vùng- chứa-điều-kiện-2,điều-kiện-2],…) : trả về tổng các ô trong vùng-tính- tổng ứng với thứ tự các ô trong vùng-chứa-điều-kiện-1 thỏa điều-kiện- 1 và các ô trong vùng-chứa-điều-kiện-2 thỏa điều-kiện-2,… |
SUMPRODUCT | SUMPRODUCT(vùng1, vùng2, …): trả về tổng của tích các ô tương ứng trong vùng1, vùng2,… |
RAND | RAND(): trả về 1 số ngẫu nhiện trong khoảng từ 0 đến 1 |
RANDBETWEEN | RANDBETWEEN(số_nhỏ, số_lớn): trả về một số ngẫu nhiên trong khoảng từ số_nhỏ đến số_lớn |
Tài liệu học Excel từ cơ bản đến nâng cao có ở đâu?
Gì chứ, nếu như bạn muốn tìm tài liệu học Excel cơ bản thì ngay trên website của Azgad Agency này đã có đầy đủ và hầu như chia sẻ các tips học hành liên quan Excel nói riêng và những phần mềm tin học văn phòng các nói chung đề có cả.
Cho nên đừng nói đến việc học Excel cơ bản, mà ngay cả việc học nâng cao cũng có thể đáp ứng luôn cho bạn. Việc học Excel cơ bản đến nâng cao là một chặng đường dài, nếu như bạn chỉ muốn dừng ở mức làm việc cơ bản thôi. Thì tìm đến những bài viết học Excel cơ bản thì đã đủ rồi.
Nhưng nếu bạn muốn đi xa hơn việc học Excel cơ bản thì cần phải bỏ ra nhiều thời gian hơn nữa.
Thông thường học Excel cơ bản chỉ mất vài tháng thì phần học Excel cơ bản của bạn đã ổn rồi. Còn để mà đi xa với nâng cao thì chắc cũng tầm vài năm trở lên đấy.
Trên đây là bài viết của mình chia sẻ cho các bạn việc học Excel cơ bản, cụ thể là các hàm trong phần học Excel cơ bản. Hy vọng thông tin về các hàm học Excel cơ bản này sẽ giúp ích được cho bạn!
>>> Xem thêm: 8 mẹo học Excel nâng cao dành cho người mới Cách dùng hàm INDEX trong Excel – Ví dụ minh họa