Marketing 4P là gì? 6 Bước Xây Dựng Hiệu Quả

Sự cạnh tranh trong việc kinh doanh ngày càng tăng lên khi xã hội phát triển, nền kinh tế mở cửa. Người dùng tiếp xúc với nhiều mặt hàng khác nhau nên việc đưa ra một hình thức Marketing hiệu quả là rất cần thiết. Mô hình Marketing 4P là một trong số những mô hình được các Marketer áp dụng khá hiệu quả và đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn đang phát triển theo mô hình này. Để tìm hiểu rõ hơn Marketing 4P là gì và các bước xây dựng Marketing 4P hiệu quả hãy cùng Azgad Agency khám phá ngay sau đây nhé!

Marketing 4P là gì?

Trong một bài báo của Neil Borden vào năm 1964, lần đầu  tiên khái niệm 4P xuất hiện  với tên gọi là mô hình Marketing hỗn hợp (Marketing Mix).

Trong những thời kỳ đầu đó, Marketing bao gồm nhiều yếu tố như: sản phẩm, giá cả, thương hiệu, khuyến mãi,…. Sau đó vào những năm 1960s, Marketing 4P được nghiên cứu và phát triển bởi một chuyên gia Marketing nổi tiếng là E.Jerome McCarthy. 

Marketing 4P là gì?
Marketing 4P là gì?

Mô hình Marketing 4P xoay quanh 4 yếu tố chính là Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (quảng cáo). Cả 4 yếu tố này đều có tác động lẫn nhau, việc sử dụng và phát triển chiến lược này hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp của bạn.

Marketing 4P gồm những gì?

Mô hình Marketing 4P là cụm từ viết tắt của 4 từ trong tiếng Anh: Product, Price, Place và Promotion. Để cùng hiểu rõ hơn về những thành phần trong Marketing 4P này hãy cùng nhau khám phá ngay sau đây nhé!

Product (sản phẩm hoặc dịch vụ): Bạn sẽ bán gì?

Để xác định được loại sản phẩm mà doanh nghiệp bạn muốn cung cấp, đầu tiên chúng ta cần biết sản phẩm là gì? Bạn hiểu như thế nào về sản phẩm trong mô hình Marketing 4P?

Sản phẩm là gì?
Sản phẩm là gì?
  • Khái niệm sản phẩm: Là những hàng hóa và dịch vụ được đem vào lưu thông, trao đổi buôn bán, nhằm phục vụ và thỏa mãn nhu cầu của con người.
  • Trong Marketing sản phẩm có thể là hữu hình hoặc vô hình. Những sản phẩm hữu hình là các loại hàng hóa mà chúng ta có thể nhìn thấy và chạm được.

Sản phẩm hữu hình có hình dáng, kích thước, có thể là màu sắc,…. để khách hàng có thể nhận diện được ngay từ hình dáng bên ngoài.

Còn các sản phẩm vô bao gồm những dịch vụ mà ta không thể cân đo đong đếm qua kích thước hay khối lượng mà còn tùy thuộc vào cảm nhận riêng của từng khách hàng.

Price (giá cả)

Giá cả là một yếu tố quan trọng trong Marketing 4P. Giá cả là chi phí mà khách hàng bỏ ra để có được sản phẩm của doanh nghiệp bạn, chính vì vậy chắc hẳn khi bỏ ra một số tiền người mua cũng mong muốn nhận được giá trị phù hợp với sản phẩm đó.

Và từ đấy doanh nghiệp cần định giá cho sản phẩm một cách phù hợp để đảm bảo rằng giá đưa ra không quá cao hoặc chưa tương xứng với giá trị của thương hiệu.

Để định giá được sản phẩm những người làm Marketing về mô hình Marketing 4P cần có những nghiên cứu về chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí vận chuyển, mua hàng, giá cả đối thủ cạnh tranh,…. và giá trị thương hiệu của mình mang lại. Một số chiến lược định giá mà các Marketer có thể tìm hiểu tham khảo như: 

  • Chiến lược định giá sản phẩm mới (Định giá thâm nhập thị trường, định giá hớt váng), 
  • Chiến lược định giá tổ hợp sản phẩm
  • Chiến lược điều chỉnh giá
  • Chiến lược định giá theo tâm lý,….
Giá cả của sản phẩm
Giá cả của sản phẩm

Với những chiến lược định giá tốt kết hợp với các khâu trong Marketing 4P sẽ thu hút được khách hàng và gia tăng được doanh thu cho công ty. 

Place (địa điểm)

Địa điểm trong 4P Marketing
Địa điểm trong 4P Marketing là gì?

Địa điểm mua hàng là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dùng mà chúng ta cần xem xét trong hoạt động Marketing 4P.

 Giả sử bạn có nhu cầu mua bánh bông lan và đang rất muốn ăn nhưng cửa hàng bánh cách xa nhà bạn đến 4-5km chắc hẳn sẽ làm giảm nhu cầu muốn đi mua của bạn vì việc đi lại không thuận lợi, ngoài chi phí mua bánh bạn phải mất thêm khoản chi phí di chuyển, bỏ thêm thời gian để đi mua,….

Doanh nghiệp trước khi xây dựng các cửa hàng kinh doanh nên khảo sát nhu cầu của dân cư xung quanh khu vực đó, liệu sản phẩm của bạn có đang đáp ứng nhu cầu và phù hợp với phân khúc thị trường đó hay không. Và số lượng người dân sinh sống ở đó có đông đúc không hay thưa thớt?

Có thể lấy ví dụ như ở những nơi gần các trường Đại học thường có các siêu thị tiện ích như Family Mart, Circle K,…. bán các loại mặt hàng thiết yếu và đồ ăn nhanh như cơm hộp, bánh, sữa,…..đáp ứng nhu cầu của sinh viên mà với giá cả cũng hợp lý.

Bên cạnh đó về vị trí vị lý cũng thuận tiện cho sinh viên đi mua bởi ở gần trường, không mất quá nhiều thời gian. Do đó sẽ có lượng lớn khách hàng mua và sử dụng sản phẩm.

Bên cạnh đó, công nghệ ngày nay ngày càng phát triển hơn ngoài việc bán hàng ngay tại cửa hàng chính các doanh nghiệp có thể tham gia vào các sàn thương mại điện tử để đưa hình ảnh sản phẩm được mở rộng hơn, cũng tạo ra cho người mua sự tiện lợi.

Họ có thể ở nhà mở điện thoại lên, lướt xem sản phẩm mình yêu thích, chọn mua và có cả dịch vụ vận chuyển đến tận nhà. Đồng thời các doanh nghiệp cũng có kinh doanh ngay trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,… với chi phí tiếp thị rẻ hơn so với trực tiếp.

Các bạn trẻ hiện nay đang sử dụng hình thức kinh doanh này khá phổ biến và kiếm được doanh thu khá ổn định trong việc tự kinh doanh các sản phẩm trên mạng xã hội.

Promotion (chiêu thị)

Một quá trình không thể thiếu trong Marketing 4P là quảng cáo hay còn gọi với thuật ngữ là chiêu thị. Khi đã có sản phẩm, chiến lược về giá cả cũng như địa điểm bán phù hợp thì việc đưa hình ảnh sản phẩm và thương hiệu của công ty đến với khách hàng là vấn đề thiết yếu.

Một doanh nghiệp có những video quảng cáo thu hút, hình thức hấp dẫn sẽ phần nào đánh vào tâm lý của người mua bởi sự chỉn chu về cả hình thức sản phẩm.

Có nhiều loại hình quảng cáo và phương thức quảng cáo khác nhau. Có thể kể ra một số ví dụ về loại hình quảng cáo như sau: quảng cáo thương hiệu, quảng cáo hồi tiếp, quảng cáo hướng dẫn,…..

Còn các phương thức quảng cáo gồm Internet, truyền thông, báo chí, phát thanh……Điển hình là hình thức Marketing Online được áp dụng nhiều hiện nay.

Một sản phẩm có quảng cáo với thông điệp rõ ràng, gửi gắm những giá trị mà sản phẩm của doanh nghiệp có thể đem đến cho khách hàng sẽ là lợi thế trong quá trình thực hiện Marketing 4P.

 

Hình thức chiêu thị
Hình thức chiêu thị – Yếu tố quan trọng trong 4P

Cách phân biệt các cấp độ sản phẩm trong 4P Marketing

Một khái niệm rất hay về 5 cấp độ của sản phẩm được Philip Kotler đưa ra vào năm 1960 trong cuốn sách Quản trị tiếp thị thu hút được rất nhiều bạn đọc và được bình chọn là một trong 50 cuốn sách kinh doanh hay nhất mọi thời đại bởi Financial Times  giữa những năm 1990. Sau đây hãy cùng nhau tìm hiểu về 5 cấp độ đó là gì nhé!

Cấp độ 1: Core Product (sản phẩm cốt lõi)

Sản phẩm cốt lõi

Sản phẩm cốt lõi là công năng của sản phẩm đó mang lại lợi ích cho khách hàng. Đối với những người làm Marketing cần xác định được công năng cơ bản nhất mà sản phẩm của mình có thể mang lại. Khi đó mới có thể trả lời được cho khách hàng những giá trị mà sản phẩm của mình đem lại là gì?

Cách để nắm bắt những sự khác biệt về sản phẩm cốt lõi

Tuy nhiên mỗi khách hàng sẽ có nhu cầu về công năng của mỗi sản phẩm là khác nhau chứ không phải nhất thiết 1 sản phẩm thì áp dụng duy nhất 1 công năng cho tất cả người dùng. Đấy là điểm khó mà một nhà Marketer cần xem xét và nghiên cứu để có thể nắm bắt nhu cầu cần thiết của khách hàng. Chính vì vậy mà mỗi nhãn hiệu tuy có cùng loại sản phẩm nhưng lợi ích sản phẩm đem lại có sự khác nhau nhằm tạo nên sự khác biệt hóa về thương hiệu.

Ví dụ một bạn nữ vào shop đồ mua quần áo vì bạn mong muốn thể hiện sự đẳng cấp của mình chứ không phải vì bạn thật sự có điều kiện kinh tế. Còn bạn khác thì lại mong muốn mua được những bộ quần áo bền, chi phí rẻ chứ không nhất thiết là đồ hàng hiệu,……

Cấp độ 2: Generic Product (Sản phẩm cơ bản/ sản phẩm chung)

Sản phẩm cơ bản hay còn gọi là sản phẩm chung sẽ bộc lộ những đặc tính ra bên ngoài dựa vào những tiêu chuẩn của sản phẩm cốt lõi như tên thương hiệu, mức chất lượng, kiểu dáng bao bì, tính năng sản phẩm. Tất cả điều đó chung quy lại để tạo ra tính năng thiết yếu nhất của một sản phẩm đem lại. 

Ví dụ: Một căn hộ cho thuê thường sẽ đáp ứng những nhu cầu chung và cơ bản như có phòng ngủ, nhà bếp, nhà vệ sinh,….

Cấp độ 3: Expected Product (Sản phẩm kỳ vọng)

Giống như tên gọi của cấp độ sản phẩm này – sản phẩm kỳ vọng là sản phẩm ở mức độ thỏa mãn sự mong muốn của khách hàng. So sánh với sản phẩm cốt lõi thì sản phẩm kỳ vọng có sự khách biệt ở chỗ đáp ứng được nhu cầu trong một khoảng thời gian dài hơn là sự cần thiết trong một khoảng thời gian ngắn.

Cấp độ 4: Augmented Product (Sản phẩm bổ sung)

Đối với một sản phẩm vừa đảm bảo được những công dụng thỏa mãn được nhu cầu người mua lại đi kèm với những yếu tố bổ sung thêm cho sản phẩm chắc hẳn sẽ ghi điểm với khách hàng. Sản phẩm bổ sung là những dịch vụ và lợi ích tăng thêm cho khách hàng tạo ra sự khác biệt với những sản phẩm khác như bảo hành, tư vấn, chăm sóc,…

Ví dụ: Khi đi mua một chiếc điện thoại di động, ngoài việc bạn vào tiệm chọn mua điện thoại để phục vụ cho nhu cầu liên lạc thì bạn còn được tư vấn thông tin chi tiết của sản phẩm, đưa ra các gợi ý về dòng điện thoại hợp với nhu cầu của bạn, bên cạnh đó còn được áp dụng các chính sách bảo hành, khuyến mãi,….

Cấp độ 5: Potential Product (Sản phẩm tiềm năng)

Đây là cấp độ cao đối với một sản phẩm bởi mấu chốt của sản phẩm tiềm năng là có sự cải tiến và có thể mở rộng được trong tương lai. Sản phẩm có sự khác biệt lớn và thu hút được khách hàng với những tính năng mới hoặc có sự đột phá nào đó.

Khám phá 6 bước xây dựng chiến lược Marketing 4P hiệu quả

  • Bước 1: Xác định điểm bán hàng độc đáo (USP – Unique Selling Point)
  • Bước 2: Tìm hiểu và nắm bắt được khách hàng mục tiêu
  • Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực đó
  • Bước 4: Đưa ra chiến lược và đánh giá kênh phân phối
  • Bước 5: Phát triển chiến lược truyền thông cho thương hiệu
  • Bước 6: Kiểm tra tổng thể toàn bộ quá trình

Ưu và nhược điểm của trong mô hình 4P của Marketing

Ưu điểm của Marketing 4P:

  • Dễ đánh giá các thông số thông qua Marketing 4P: Nhà quản lý có thể nắm bắt được số liệu cụ thể thông qua các thông số được đo lường bởi thiết bị thông minh. Ví dụ khi chạy quảng cáo trên Facebook chẳng hạn, người quản lý trang có thể xem số liệu về số lượng người tiếp cận bài biết, số lần khách hàng click vào xem hình ảnh bài,…. từ đó có thể đưa ra những chiến lược phù hợp hơn.
  • Dễ dàng tương tác với khách hàng: Đối với mô hình Marketing 4P chúng ta có thể xem được những phản hồi của người mua thông qua những bình luận có thể là tích cực hoặc tiêu cực, từ đó có những định hướng đúng hơn cho thương hiệu mình.
  • Dễ dàng kết hợp với các hình thức Marketing hiện đại: Có thể thực hiện giới thiệu sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử hay quảng cáo truyền hình,…. giúp người dùng có cơ hội tiếp cận thông tin sản phẩm dễ dàng hơn.

Nhược điểm của Marketing 4P:

  • Tính cạnh tranh cao: Chính những lợi ích mà Marketing 4P mang lại mà nhiều doanh nghiệp ứng dụng mô hình này, họ nghiên cứu, tìm tòi và ngày càng sáng tạo hơn vậy nên sự cạnh tranh cũng tăng cao
  • Dễ gây phiền nhiễu cho người dùng: Khi người dùng phải tiếp xúc nhiều thông tin của những thương hiệu khác nhau trong một ngày đôi khi sẽ gây ra sự phiền nhiễu cho khách hàng. Thông tin dồn dập khiến người xem cảm thấy không còn thích thú nhiều và đôi khi là bỏ qua.

Kết luận

Mong rằng những thông tin mà Azgad cung cấp về mô hình Marketing 4P sẽ phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về mô hình này. Chúc các bạn sẽ ứng dụng thành công mô hình Marketing 4P trong doanh nghiệp của mình.

>>> Xem thêm:
3 điều bạn cần biết về công việc Marketing
Ma Trận SWOT Là Gì? Top 3 Vai Trò Của Ma Trận SWOT

Tác giả: Nông Thị Giang

Bài viết mới

0969313020

0969313020