Hiện nay xu hướng người ta chuyển dần sang đi kinh doanh bán hàng đang rất phổ biến. Rất nhiều doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp bán hàng đang ngày càng mọc lên khá nhiều. Và việc lựa chọn một mô hình bán hàng phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn định hướng đúng mục tiêu.
Từ đó khả năng tiếp cận được thị trường mục tiêu sẽ cao hơn, việc đẩy mạnh công cuộc bán hàng cũng trở nên dễ dàng. Vậy bạn đang kinh doanh theo mô hình bán hàng nào? Cùng Azgad Agency đi tìm hiểu sâu hơn về những mô hình này nhé!
Các loại mô hình kinh doanh đang hot
Cửa hàng
Chắc cụm từ “cửa hàng” không còn quá xa lạ đối với mọi người nữa rồi phải không nào? Mô hình bán hàng qua cửa hàng này ra đời từ rất lâu rồi và hiệu quả của nó mang lại có thể xem là hàng đầu hiện nay. Để bắt đầu kinh doanh theo mô hình bán hàng này bạn phải có một cửa hàng cố định để khách hàng của bạn có thể tới đây mua sắm.


Nhiều hình thức biến tấu từ cửa hàng như: tạp hóa, trung tâm thương mại, siêu thị,…Và đối tượng mà những cửa hàng này nhắm đến là nhu cầu về mua sắm cho hộ gia đình, và cá nhân.
Nhưng vẫn có khá là nhiều cửa hàng bán hàng tập trung vào những khách hàng mục tiêu như doanh nghiệp, hay các cơ quan tổ chức. Đa phần những cửa hàng này bán các mặt hàng chuyên biệt như: máy tính, phụ kiện, đồ dùng văn phòng,…
Azgad nhận định trong tương lai mô hình bán hàng qua cửa hàng sẽ vẫn còn phát triển. Vì nó là nơi chủ yếu để hoạt động mua sắm những đồ dùng tất yếu diễn ra.
Mô hình bán hàng online
Internet ra đời làm thay đổi đi diện mạo vốn có của ngành bán hàng. Đồng thời internet cũng giống như một sợi dây gắn kết doanh nghiệp bán hàng với người tiêu dùng lại với nhau gần gũi hơn. Họ tương tác mạnh mẽ với nhau thông qua internet. Và việc kinh doanh online là một cơ hội, là một sân chơi màu mỡ cho các nhà bán hàng muốn tăng doanh thu của doanh nghiệp mình lên.
Việc vừa sở hữu cửa hàng bán offline vừa sở hữu cho mình một website để bán online chắc chắn sẽ không khiến bạn phải trố mắt ngạc nhiên về doanh thu của doanh nghiệp mình đâu. Bởi vì kinh doanh online nó là khả quan, tất yếu và là cơ hội cho những ai biết nắm bắt, biết chuyển đổi thông minh.
Máy bán hàng tự động
Đây có thể xem như là một mô hình bán hàng khá hiện đại, và chỉ tập trung ở các nước đang phát triển và phát triển. Ví dụ điển hình đó là nước Mỹ, hầu như khắp đất nước Mỹ nơi nào cũng có trang bị mô hình máy bán hàng tự động. Vừa doanh thu được tạo ra từ mô hình bán hàng này là cực kỳ nhiều. Lựa chọn đúng thời điểm, đúng vị trí, đúng sản phẩm, máy bán hàng tự động có thể tạo ra tiền một cách tự động cho bạn.


Sở dĩ mô hình kinh doanh này hấp dẫn bởi vì doanh nghiệp sẽ không tốn hoặc ít tốn phi đầu và vận hành. Mà lại thu về được tiền mặt một cách nhanh chóng, vừa tiện lợi vừa nhàn hạ.
Mô hình kinh doanh bán lẻ chuyên biệt
Mô hình này đi ngược lại với xu hướng bán hàng hiện tại. Thay vì ta bán những thứ mà người tiêu dùng cần, thì nay ta sẽ bạn những thứ mà người tiêu dùng muốn. Mô hình kinh doanh bán lẻ chuyên biệt này khác biệt ở chỗ là nó chú trọng vào sự tiện ích, trải nghiệm của khách hàng, những nhu cầu cụ thể hơn của khách hàng.
Bởi vì không thể tồn tại được trong ngành bán lẻ hiện nay trước sự cạnh tranh gay gắt của các ông lớn khác. Mô hình bán hàng này tạo nên sự khác biệt, giúp khách hàng họ thích thú hơn và dễ đón nhận hơn.
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của mô hình này đó cần có khách hàng riêng, khách hàng trung thành. Và hầu hết các cửa hàng theo mô hình kinh doanh bán lẻ chuyên biệt này đều có quy mô khá nhỏ, nhân viên không được nhiều và thậm chí là chủ cửa hàng kiêm luôn nhân viên bán hàng.
Bán hàng không qua cửa hàng
Định nghĩa của mô hình này khá giống với mô hình bán hàng online, tuy nhiên nó rộng hơn và đa dạng hơn. Mô hình này không cần cửa hàng cố định để có thể giao dịch mua bán. Mọi hoạt động mua bán chủ yếu thông qua tivi, internet, quầy lưu động,…Đặc biệt đó là ưu điểm của mô hình này, không cần nhập quá nhiều sản phẩm.


Bạn chỉ cần làm sao để khách hàng xem được ảnh sản phẩm và chốt đơn với họ. Rồi sau đó mới lấy hàng về đưa cho khách là được. Nhược điểm của mô hình này là bạn không thể kiểm soát được hàng tồn dư còn lại là bao nhiêu. Khi cần chẳng may kho lại hết hàng thì bạn sẽ trở nên thụ động, mất đơn hàng oan uổng.
Nhượng quyền
Mô hình bán hàng nhượng quyền thương mại đang là một mô hình kinh doanh khá nổi tiếng và phát triển ở Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Và mô hình này được phát triển khá nhiều trong lĩnh vực ăn uống. Nếu bạn là chủ nhượng quyền thì mô hình này sẽ giúp bạn tạo nên được các chuỗi cửa hàng để phân phối sản phẩm của mình.
Nếu chuỗi cửa hàng nhượng quyền này kinh doanh thành công và phát triển, thì chứng tỏ việc nhượng quyền của bạn làm đã thành công.
Ví dụ các cửa hàng nhượng quyền thương mại như: Circle K, Family Mart, Shop & Go đang phát triển nhanh chóng tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Dự đoán sắp tới các cửa hàng nhượng quyền sẽ phát triển ra các lĩnh vực khác như: đời sống, sức khỏe, giải trí, giáo dục và đào tạo
Thông qua bưu chính
Việc người mua đặt hàng qua điện thoại, website và sản phẩm đó sẽ được bên doanh nghiệp gửi bưu điện cho người nhận. Hình thức này khá phổ biến đối với những người không muốn mua hàng trực tiếp với người bán hàng. Thường thì các doanh nghiệp sẽ thiết kế những tờ rơi/catalog và gửi đến cho nhiều khách hàng để họ tùy ý chọn lựa sản phẩm và sau khi ưng ý thì họ có thể đăng ký mua sản phẩm.


Mô hình bán hàng ngày thì không cần doanh nghiệp phải có cửa hàng hay văn phòng gì cả. Tuy nhiên bắt buộc phải có địa chỉ của khách hàng, càng nhiều càng tốt.
Nên sử dụng mô hình bán hàng nào?
Việc lựa chọn mô hình bán hàng nào để phù hợp thì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố về tài chính, sản phẩm của bạn có phù hợp không?, khách hàng mục tiêu của bạn là ai?, phân khúc khách hàng như thế nào?,…Rất nhiều câu hỏi cần bạn giải thích trước khi quyết định mô hình nào sẽ phù hợp với sản phẩm của mình.
Bạn không thể nào bán nước ngọt thông qua mô hình bưu chính được, cũng như không thể bán đồ ăn nhanh thông qua mô hình bán hàng online được. Việc chọn lựa mô hình bán hàng là quan trọng đối với doanh nghiệp, nếu lựa chọn sai thì hậu quả sẽ rất nặng nề. Như một con cá không thể đi trên đường được. Nên tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định nhé!
Các bước xây dựng mô hình kinh doanh
Lời khuyên của Azgad dành cho bạn đó là nên xây dựng riêng cho doanh nghiệp của mình trình tự xây dựng mô hình kinh doanh. Từ đó có thể theo hướng đi đã vạch để đi đúng hướng hơn. Bạn có thể tham khảo các bước xây dựng mô hình kinh doanh dưới đây.
Tìm hiểu và xác định nhu cầu khách hàng
Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Từ đó tìm hiểu về nhu cầu của họ về sản phẩm, từ cơ sở đó vạch ra những ý tưởng kinh doanh và hướng đi cho doanh nghiệp của bạn. Để làm được điều này cần xác định rõ sản phẩm bạn làm ra với mục đích gì? Và nó có lợi cho doanh nghiệp của bạn và khách hàng hay không? Chỉ khi vừa mang lợi cho doanh nghiệp vừa thõa mãn nhu cầu khách hàng thì lúc này mới nên kinh doanh.
Lên ý tưởng cho sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng của bạn
Công việc nên thực hiện sau khi đã tìm được khách hàng mục tiêu và nhu cầu khách hàng. Nghiên cứu cụ thể để tìm ra những loại sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể bắt tay vào việc nghiên cứu và tạo ra sản phẩm thỏa mãn với khách hàng.
Bạn sẽ không thể cạnh tranh lại với cách doanh nghiệp lớn khác nếu sản phẩm của bạn không có sự khác biệt nào đó mạnh mẽ. Hay tự tạo lợi thế cho mình hơn đối thủ, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng
Lên ý tưởng cho các kênh kinh doanh
Xác định các kênh kinh doanh và lên ý tưởng chiến lược marketing như giá cả, tiếp thị, sản phẩm, xúc tiến,… Hãy tận dụng tối đa những cầu nối từ doanh nghiệp với khách hàng để tối đa hóa việc tiếp cận khách hàng gần hơn.
Có như thế thì bạn mới có thể hiểu rõ khách hàng của mình hơn, đưa khách hàng tới gần sản phẩm hơn. Đồng thời việc tiếp cận như thế sẽ mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn
Lập kế hoạch và thử nghiệm thực tế
Công việc lập kế hoạch sẽ cho phép bạn kiểm tra được chi phí, giá cả và chất lượng và những nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Từ đó có thể tùy biến dựa vào những nguy cơ đó mà khắc phục tình hình.
Bản kế hoạch lập càng chi tiết thì tính thực thi càng cao, giúp doanh nghiệp bạn tránh được rủi ro không đáng có. Hãy thử nghiệm trước khi đi vào hoạt động chính thức, vì khi thử nghiệm trước thì bạn mới có thể đánh giá trước sự hiệu quả và mức độ quả quan trước khi đi vào áp dụng thực tế.
Bắt đầu hoàn thiện và đi vào hoạt động
Sau khi đã hoàn tất công việc phác họa mô hình kinh doanh của doanh nghiệp rồi thì việc tiếp theo đó là đưa doanh nghiệp vào hoạt động. Và bắt đầu chuỗi ngày thực tế hóa mô hình kinh doanh mà bạn chọn.
Trên đây Azgad Agency đã chia sẻ về mô hình bán hàng và những thông tin liên quan khác. Hy vọng với những thông tin vừa rồi có thể giúp bạn cũng như doanh nghiệp của bạn có những lựa chọn đúng đắn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!
Tác giả: Trần Hoài Nam