Để gia tăng doanh số hiệu quả, chủ doanh nghiệp vẫn cần hạn chế mắc phải sai lầm khi bán trên Omni Channel. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số, mô hình omni channel đang giữ vị trí đầu bảng trong lĩnh vực kinh doanh, nhất là ở ngành thời trang. Cùng Azgad tìm hiểu nhé!!!
Omni channel là gì?


Omni Channel là gì? Omni Channel hay còn được gọi là bán hàng đa kênh, đây là hoạt động kinh doanh ở trên nhiều kênh khác nhau. Là nơi mà khách hàng sẽ mua hàng hoặc nhận được tư vấn ở những kênh kinh doanh đấy.
Tách nghĩa cụm từ omni channel thì “đa” chính là nhiều, “kênh” ở đây là kênh tiếp thị & quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Hiểu ngắn gọn, omni channel chính là sự kết hợp nhiều kênh bán hàng khác nhau nhằm tăng tỷ lệ tiếp xúc với lượng lớn khách hàng tiềm năng, tối đa hóa doanh thu tốt hơn.
Ví dụ: Một cửa hàng kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng, sau đó họ kết hợp bán hàng trên Fanpage, Shopee, Lazada, Tiki và& nhiều nền tảng khác như mạng xã hội instagram, Zalo, Youtube,… đó chính là omni channel.
Thực trạng bán hàng đa kênh – Omni channel tại nước ta


Dù cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở đất nước ta được cho là đi sau rất nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Thế nhưng xu hướng omni channel ở đất nước ta lại được đánh giá là tiếp xúc vô cùng nhanh chóng, nhất là mô hình Omni Channel Retailing đang được áp dụng rất nhiều, nhiều hơn cả mô hình Multi Channel nhờ những điểm mạnh nổi bật.
Cũng vì thế nên khi nhắc đến việc omni channel tại Việt Nam, phần đông mọi người sẽ mặc định đó là OCR. Dựa vào nghiên cứu của IDC Retail Insights, những khách hàng sử dụng quy trình bán hàng đa kênh để mua sắm & thanh toán chiếm khoảng 15 – 30%. Đặc biệt, còn số này vẫn chưa hề dừng lại ngay cả khi đang chịu tác động của đại dịch COVID-19.


Đại dịch Covid 19 đàng làm ảnh hưởng, tê liệt đến rất nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau. Nhưng nó lại là điều kiện thúc đẩy phát triển đối với việc chuyển đổi từ bán hàng một kênh sang omni channel, nhât là ở các nhà bán lẻ.
Trước đó chỉ có những nhà bán lẻ quy mô lớn như Shopee, Tiki, Lazada,… mới có đủ khả năng để cung cấp cho khách hàng của mình những trải nghiệm mua sắm thú vị trên nhiều kênh khác nhau. Đến nay, khi xu hướng omni channel ngày một phát triển tại Việt Nam thì mọi thứ đã thay đổi 360 độ.
Với sự ra đời của rất nhiều ứng dụng quản lý bán hàng thì ngay cả các chủ shop nhỏ cũng có thể xây dựng cho mình một quy trình omni channel cực kỳ chuyên nghiệp.
Lý do cần triển khai bán hàng đa kênh omnichannel
Áp dụng mô hình omni channel cho một doanh nghiệp là một quá trình rất phức tạp. Nhưng, may mắn thay, có rất nhiều công cụ hỗ trợ dành cho các công ty vừa và nhỏ để giúp họ thực hiện quy trình này.


Có 3 lý do bạn nên triển khai ngay mô hình bán hàng đa kênh:
- Có nhiều cơ hội hơn: Quyết định có mở một cửa hàng truyền thống hay không không còn quan trọng như trước đây. Khách hàng ngày nay sử dụng rất nhiều thiết bị kỹ thuật số và truy cập Internet ở mọi nơi. Nếu bạn bỏ qua điều này, rất có thể đối thủ cạnh tranh sẽ chiếm thị phần của bạn bằng việc áp dụng omni channel trước.
- Tiết kiệm khoản chi tốt hơn: Số tiền bỏ ra để mở cửa hàng truyền ngày càng tăng, nhất là ở thời điểm thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, vậy thì tại sao chúng ta không chuyển mình sang một mô hình khác tiết kiệm hơn.
- Độ phủ thương hiệu rộng hơn: Ngày nay, trước khi quyết định mua thì khách hàng họ thường đi tìm kiếm thông tin qua rất nhiều kênh khác nhau. Vậy nếu như thương hiệu của bạn hiện diện ở khắp mọi nơi thì nó sẽ ghi sâu hơn vào tâm trí của khách hàng đấy.
Những sai lầm khi bán hàng đa kênh
Dàn trải quá nhiều kênh bán hàng


Trước biến động của thị trường bán lẻ, rất nhiều doanh nghiệp đã thay đổi hình thức bán hàng truyền thống thành omni channel. Họ mở ra nhiều kênh bán hàng như: fanpage, Website, sàn thương mại điện tử… Với tham vọng đưa sản phẩm tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng, tăng tối đa doanh số.
Thế nhưng, vội vã chạy theo xu hướng trong khi chưa cân nhắc quy mô kinh doanh, nhân lực, số vốn đầu tư thì đây là một sai lầm rất khủng khi omni channel. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đã bị dìm chết trong các kênh bán hàng do chính họ tạo ra.


Không chăm sóc tốt cho trang Facebook, Website không hoàn thiện hình ảnh, sản phẩm trên Shopee không được Update thường xuyên… là những vấn đề mà doanh nghiệp thường mắc phải.
Vậy nên hãy chỉ tập trung 1 hoặc 2 kênh kinh doanh để hỗ trợ cho việc bán hàng có kết quả tốt hơn. Điều này đòi hỏi các chủ doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và chọn lọc sản phẩm của mình cần kênh nào.
Chậm thay đổi hoặc quá cầu toàn


Theo thống kê thì chỉ có khoảng 40% doanh nghiệp ở Việt Nam có từ 2 kênh bán hàng trở lên. Đồng thời hành vi mua hàng của người tiêu dùng cũng dần thay đổi, họ mua hàng trên nhiều kênh khác nhau và có xu hướng muốn trải nghiệm nhiều kênh hơn.
Do vậy, nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào 1 kênh thì rất khó có thể cải thiện được doanh thu, trong lúc đó thì đối thủ của bạn lại đang dần chiếm các kênh còn lại. Hãy tạo dựng cho doanh nghiệp của mình một hệ thống omni channel càng sớm càng tốt nếu không muốn thị phần ngày càng thu hẹp & lợi nhuận giảm sút.
Đơn hàng không được xử lý tập trung


Để công việc trở nên đơn giản để tiết kiệm công sức, nguồn lực trong vận hành bán hàng thì xử lý đơn hàng tập trung giúp omni channel trở nên dễ quản lý, kiểm tra hay tìm kiếm.
Các công ty cần xây dựng cho mình một hệ thống tích hợp toàn bộ các kênh kinh doanh về một nền tảng nhất thống, quản lý tập trung các đơn hàng tại đó.
Với một quy trình duy nhất tuy nhiên lại có thể kinh doanh, kiểm tra trên nhiều kênh. Bạn nên thuê một tổ chức uy tín cung cấp Website để tạo một nền tảng kinh doanh tập trung xử lý, tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí cho doanh nghiệp.
Quản lý kênh chưa hiệu quả


Khi omni channel, chủ doanh nghiệp thường sẽ mất rất nhiều thời gian trong việc nắm bắt & quản lý. Dữ liệu về thông tin các sản phẩm, đơn hàng, doanh thu, khách hàng… thiếu sự nhất quán. Việc này ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng hoặc phải tốn thêm chi phí thuê nhân sự.
Qua đó ta có thể thấy, yếu tố then chốt không phải là bạn đang sở hữu bao nhiêu kênh bán hàng mà là bạn quản lý các kênh đấy ra sao.
>>> Xem thêm: Dịch Vụ Bán Hàng Đa Kênh 4 Lợi Ích Đáng Chú Ý