Hàm MOD khá đơn giản và thông dụng, thường được sử dụng để giải quyết các yêu cầu tính toán. Trong quá trình làm việc với bảng tính Excel, có nhiều bài toán yêu cầu bạn phải lấy phần số dư của phép toán để thực hiện những yêu cầu tính toán khác. Vậy bạn đã biết hàm MOD có thể giúp bạn làm được điều này? Hàm này có cấu trúc ra sao? Hãy cùng Azgad Edu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Toc
Hàm MOD trong Excel
Ý nghĩa về hàm MOD
Hàm MOD được dùng để lấy phần dư của phép toán chia trong Excel.
Kết quả mà hàm Excel trả về sẽ cùng dấu với số chia.
Cấu trúc
=MOD(Number, Divisor)
Trong đó:
- Number: Số bị chia trong phép toán. (Bắt buộc)
- Divisor: Số chia trong phép toán. (Bắt buộc)
Lưu ý:
- Khi số bị chia bằng 0, hàm MOD sẽ trả về giá trị lỗi là #DIV/0!.
- Ngoài hàm Excel này, bạn có thể sử dụng bằng các số hạng của hàm INT: =MOD(n,d) = n-d * INT(n/d)
Cách dùng hàm MOD có ví dụ minh họa
Hàm MOD dùng tìm số dư của phép chia
Ví dụ 1: Hãy dùng hàm MOD để tìm số dư của phép chia được cho trong hình dưới đây.
Tại ô địa chỉ D3, bạn nhập công thức =MOD(B3,C3).
Trong đó: B3 là số bị chia và C3 là số chia.
Tiếp theo nhấn ENTER để hàm Excel xuất kết quả.
Bài viết liên quan 01:
1. https://azgad.vn/archive/930/
2. https://azgad.vn/archive/1035/
3. https://azgad.vn/archive/1153/
Sau đó COPY công thức cho các ô địa chỉ còn lại để nhận kết quả như hình sau.
Ví dụ công thức hàm MOD trong Excel
Như vậy, kết quả trên bạn có thể thấy, dấu của số dư chính là dấu của số chia.
- Chia 11 cho 4 => ta được số dư là 3, mang dấu của số chia là cộng.
- Chia 17 cho 5 => ta được số dư là 2, mang dấu của số chia là cộng.
- Chia 21 cho 10 => ta được số dư là 1, mang dấu của số chia là cộng.
- Chia 21 cho 10 => ta được số dư là 1, mang dấu của số chia là cộng.
- Chia 10 cho -9 => ta được số dư là -8, mang dấu của số chia là trừ.
Thực hiện tương tự cho các phép chia còn lại trong ví dụ.
Trong trường hợp số chia Divisor bằng 0 thì hàm Excel hiện kết quả lỗi #DIV/0! như hình dưới đây:
Ví dụ lỗi hàm MOD trong Excel
Hàm MOD được dùng để định dạng theo điều kiện
Ví dụ 2: Hãy sử dụng hàm MOD để đánh dấu/tô màu các hàng thứ hai trong bảng ví dụ sau đây:
Để thực hiện yêu cầu đánh dấu trên, bạn thực hiện lần lượt các bước sau:
Bước 1: Bạn chọn thẻ Conditional Formatting – Chọn New Rule…
Bài viết liên quan 02:
1. https://azgad.vn/archive/1097/
2. https://azgad.vn/archive/1113/
3. https://azgad.vn/archive/1011/
Bước 2: Trong bảng New Formatting Rule – Chọn Use a formula to determine which cells to format.
Bước 3: Nhập công thức =MOD(ROW(A1),2)=0 vào ô Edit the Rule Description như hình dưới đây.
Bước 4: Nhấp chuột vào ô Format để chọn kiểu chữ, màu chữ, màu nền đánh dấu đã được yêu cầu.
Hàm MOD để định dạng theo yêu cầu
Tiếp theo nhấn OK để nhận kết quả, các hàng thứ 2 đã được đánh dấu/tô màu như hình dưới.
Hàm MOD đã được định dạng
Bài viết trên Azgad đã hướng dẫn cho bạn rất chi tiết về cú pháp, cách sử dụng, những lưu ý khi dùng hàm MOD trong trang tính Excel. Hy vọng với bài viết này bạn đã thực hiện tốt các yêu cầu tính toán trong Excel của mình. Hãy theo dõi Azgad thường xuyên để nhận thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn nhé.
>>> Xem thêm: Hàm MIN lấy giá trị nhỏ nhất trong Excel mới nhấtHàm MAX lấy giá trị lớn nhất trong Excel mới nhất
Tác giả: Hoàng Thị Cẩm Tiên