Những năm dạo gần đây là thời điểm mà bùng nổ mạnh nhất về nền công nghiệp 4.0 ở Việt Nam nói chung cũng như là các trang thương mại điện tử nói riêng. Ở trên thị trường thương mại điện tử của Việt Nam hiện nay có rất nhiều trang web thương mại điện tử đang cùng hoạt động với nhau.
Toc
Có tới hàng trăm thậm chí hàng nghìn website với mục đích thương mại điện tử. Tuy nhiên thì không phải các trang thương mại điện tử nào cũng hoạt động hiệu quả và lượt người tiếp cận như nhau. Dẫu biết rằng các trang thương mại điện tử phát triển rất rầm rộ và đầu tư rất nhiều tiền bạc và trong đấy tuy nhiên nếu không có gì khác biệt thì rất khó để tồn tại.
Hôm nay hãy cùng Azgad Agency điểm qua về top 5 các trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam để xem xem các ông lớn nào hiện đang tham gia cuộc đua về sàn thương mại nhé!
Các trang thương mại điện tử ở Việt Nam
Trang thương mại điện tử là gì?
Có thể hiểu đơn giản các trang thương mại điện tử giống như là một cái sàn về thương mại điện tử. Trên đây nó diễn ra các hoạt động như là một thị trường tiêu dùng trực tuyến, hoặc nói khác hơn nó giống như một cái chợ hay một siêu thị vậy. Nhưng đặc điểm là nó chỉ hoạt động khi có internet mà thôi.
Trên các trang thương mại điện tử này có cả người bán hàng lẫn người mua hàng, và mọi hoạt động về mua bán như tìm kiếm thị trường, sản phẩm hay đàm phán và giao dịch, thực hiện các giao dịch. Hoặc những hoạt động khác như chuyển tiền điện tử qua lại với nhau, hợp tác, thực hiện các dịch vụ sau mua bán chẳng hạn,…
Nói về thương mại điện tử thì Việt Nam hiện đang là một trong những nước có những bước tiến vượt bậc và phát triển vô cùng mạnh mẽ. Nhất là trong khu vực Đông Nam Á, hiện nay hầu như các nước đều đang chuyển mình và tích hợp thêm việc phát triển các trang thương mại điện tử nữa.
Và cho đến nay việc một người muốn mua một món hàng nào đó thì lên các trang thương mại điện tử để đặt hàng đã không còn là quá xa lạ nữa rồi.
Có lẽ do việc internet càng ngày càng phát triển nên các doanh nghiệp tận dụng lợi thế đó để phát triển mảng thương mại điện tử là xu hướng tất yếu hiện nay. Nếu như muốn tồn tại thì các doanh nghiệp bắt buộc phải chạy theo xu hướng như vậy nếu không muốn bị bỏ lại quá xa ở phía sau.
Nó giống như là một vị cứu tinh trong những thời điểm như này, vừa thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, vừa kéo doanh nghiệp lại gần hơn với người tiêu dùng, vừa mở rộng được quy mô bán hàng của doanh nghiệp,…
Dịch vụ bán hàng đa kênh
Top 5 các trang thương mại điện tử tại Việt Nam
Shopee
Vị trí đầu bảng chắc không còn xa lạ nữa, đó chính là sàn thương mại điện tử Shopee. Shopee đã nắm giữ ngôi vị đầu bảng này từ năm 2019 đến nay, cũng là trang web về thương mại điện tử có số lượng người truy cập cao nhất tại Việt Nam
- Xếp hạng ở IOS: Top 1
- Xếp hạng ở Android: Top 1
- Lượt truy cập mỗi tháng: 39.000.000 lượt
Shopee là một ví dụ về sự thành công của mô hình B2C tại Việt Nam. Chính thức ra đời và đi vào hoạt động vào năm 2015, Shopee dần dần cho thấy được thế mạnh của mình và nhanh chóng vượt qua các “đàn anh” như Lazada ở Việt Nam. Cho đến nay thì lòng tin của khách hàng khi sử dụng Shopee đã được nâng cao, vị thế càng ngày càng cao và giành được hỗ đứng trong phân khúc đối tượng khách hàng mà Shopee nhắm vào.
Tiki
Không chỉ riêng gì Shopee, Tiki bây giờ cũng đã vượt mặt qua “ông anh” Lazada để leo lên vị trí xếp hạng thứ 2, ngay sau Shopee. Cũng giống như Shopee, sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội nên Tiki ngày càng giành được lòng tin của khách hàng trong thị trường cũng như đạt được những thành tựu cực kỳ ấn tượng như:
- Xếp hạng ở IOS: Top 2
- Xếp hạng ở Android: Top 4
- Lượt truy cập mỗi tháng: 33.000.000 lượt
Cũng là một sàn thương mại điện tử hoạt động theo mô hình B2C giống như Shopee, đặc biệt hơn hết là sàn thương mại Tiki chính là do người Việt Nam sở hữu. Những mặt hàng trên Tiki rất đa dạng và đều được những người bán hàng có sở hữu đầy đủ giấy tờ kinh doanh tham gia vào. Cho nên chất lượng sản phẩm phải nói là cực kỳ yên tâm.
Lazada
Bị rượt đuổi và bỏ sau bởi 2 “đàn em” đi sau, Lazada hiện tại đang chễm chệ tại ngôi vị top 3 ở Việt Nam. Tuy nhiên Lazada vẫn có được những thành tích rất đáng ngưỡng mộ tại ngôi vị top 3 này:
- Xếp hạng ở IOS: Top 4
- Xếp hạng ở Android: Top 3
- Lượt truy cập mỗi tháng: 29.000.000 lượt
Là một sàn thương mại điện tử thuộc tập đoàn Alibaba – một tập đoàn của tỷ phú Jack Ma. Có mặt tại Việt Nam vào năm 2012 và gây những thành tích vang dội. Ngay từ đầu vì sở hữu bởi một tập đoàn mẹ rất mạnh về công nghệ và tài chính nên Lazada đã có rất nhiều thế mạnh như về thiết kế giao diện, công nghệ tích hợp đi đầu, rất đa dạng các loại mặt hàng được bày bán.
Điều đặc biệt hơn của Lazada đó là ngay từ đầu Lazada đã kết hợp cả hai mô hình kinh doanh thương mại điện tử đó là B2C và C2C. Những chiến dịch marketing của Lazada cũng rất được chú trọng, bạn có thể thấy banner Lazada quảng cáo khắp nơi, và trên mọi mặt trận.
Sendo
Đứng ở vị trí top 4 lại là một trang web thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt nam sở hữu đó là Sendo.vn. Cuối năm 2018 thì Sendo có những bước tiến quan trọng giúp cho Sendo vượt qua Thegioididong nằm ở vị trí top 4 trên bảng xếp hạng
- Xếp hạng ở IOS: Top 3
- Xếp hạng ở Android: Top 2
- Lượt truy cập mỗi tháng: 28.000.000 lượt
Sở hữu bởi một tập đoàn công nghệ lớn ở Việt Nam đó là FPT. Sendo nhanh chóng gia nhập vào sân chơi thương mại điện tử và cùng chung mục đích đó là kết nối người mua với người bán trên toàn quốc Việt Nam lại với nhau. Điểm khác biệt của Sendo ở đây đó là hoạt động theo mô hình B2C2C – Business To Consumer To Consumer.
Được sự đầu tư mạnh mẽ từ 8 nhà đầu tư khác nhau, nổi bật nhất đó là SBI Holdings đến từ Nhật Bản. Ngay từ những ngày đầu tham gia thì Sendo đã đạt được những bước tiến quan trọng và có độ phủ nhất định với những chiến dịch marketing của Sendo mang lại. Giờ đây, khi nhắc đến Sendo là nhắc đến Mỹ Tâm – gương mặt đại diện cho thương hiệu Sendo. Phải công nhận rằng Sendo tiếp thị rất tốt và rất mạnh trên mọi mặt trận.
Thế giới di động
Được thành lập vào năm 2004 và sở hữu cho đến nay rất nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy vậy, so với tiềm lực kinh tế chênh lệch nên Thế giới di động đã phải nhường chỗ cho Sendo và đành ngậm ngùi ngồi ở vị trí top 5 trên bảng xếp hạng. Tuy vậy cho đến nay thì Thế giới di động cũng đã gặt rất nhiều thành công thể hiện qua những con số như:
- Xếp hạng ở IOS: Top 9
- Xếp hạng ở Android: Top 5
- Lượt truy cập mỗi tháng: 25.000.000 lượt
Thế giới di động nổi tiếng với chuỗi hệ thống bán lẻ trải dài trên khắp mọi miền của tổ quốc Việt Nam. Không những vậy, Thế giới di động còn mở thêm chi nhánh ở các nước láng giềng. Là một doanh nghiệp đi đầu trong việc kinh doanh mặt hàng di động, tuy nhiên hiện nay Thế giới di động cũng đã mở rộng ra thêm lĩnh vực tiêu dùng.
Mô hình thương mại điện tử ở Việt Nam
Các mô hình thương mại điện tử ở Việt Nam
Hiện tại ở Việt Nam đang tồn tại 4 hình thức thương mại điện tử chủ yếu và được các doanh nghiệp lớn nhỏ dùng phổ biến nhất đó chính là:
B2B – Doanh nghiệp đến Doanh nghiệp
Mô hình B2B này được hiểu theo một cách đơn giản đó là mô hình thương mại điện tử giữa các công ty với nhau. Mô hình này giúp gắn kết mối quan hệ giữa các công ty này với các công ty khác một cách chặt chẽ. Và cho đến nay thì có đến khoảng 80% các doanh nghiệp đang áp dụng và làm theo mô hình thương mại điện tử này. Và dự đoán trong tương lại nó cũng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Phần lớn các doanh nghiệp tham gia vào mô hình B2B này đều là các doanh nghiệp chuyên về sản xuất, hoặc cũng có thể là nhà bán sỉ, nhà phân phối sản phẩm/dịch vụ. Lấy ví dụ cho bạn dễ hình dung hơn các công ty đang áp dụng mô hình B2B này dó là:Alibaba.com, Bizviet.net hay Vietgo.vn,…
Bài viết liên quan 02:
1. https://azgad.vn/archive/1017/
2. https://azgad.vn/archive/1068/
3. https://azgad.vn/archive/1025/
B2C – Doanh nghiệp với khách hàng
Mô hình này thì khác biệt so với mô hình B2B đó là thay vì hoạt động thương mại giữa các công ty, doanh nghiệp với nhau thì mô hình B2C này là thương mại giữa công ty, doanh nghiệp với người tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp áp dụng mô hình này thì hầu hết các trang thương mại điện tử của các doanh nghiệp này sẽ có rất nhiều lượt truy cập vào website bởi vì họ tập trung gia tăng lượng traffic đổ về cho website của mình.
Bạn có thể dễ dàng thấy các trang thương mại điện tử ở Việt Nam đang ứng dụng mô hình B2C này đó là: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo,…
C2C – Người tiêu dùng đến người tiêu dùng
Mô hình này hoạt động theo cách đó là thương mại giữa khách hàng và khách hàng với nhau. Nó sẽ là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch giữa những người tiêu dùng, các cá nhân này có thể mua bán và trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua lại lẫn nhau. Nền tảng C2C này sẽ giúp những nhà tiêu dùng kết nối lại với nhau và các trang thương mại điện tử này sẽ kiếm được lợi nhuận dựa vào việc thu phí niêm yết và phí giao dịch ở trên này.
Các trang thương mại điện tử điển hình cho mô hình C2C này tại Việt Nam đó là: Vatgia, Chợ tốt,…
Dịch vụ bán hàng trên Shopee
Web thương mại điện tử bán hàng khác gì với web bán hàng bình thường?
Cho đến nay thì còn nhiều người vẫn không phân biệt biệt đâu là website bán hàng, đâu là website về thương mại điện tử. Vì nhìn chung thì 2 loại website này đều khá là giống nhau cho nên việc phân biệt nó cũng khá là khó khăn. Tuy Nhiên Azgad sẽ giúp bạn phân biệt được 2 loại website này dựa trên những đặc tính riêng biệt sau đây:
Tính năng của website
Về trang web bán hàng thì có ít chức năng hơn, và những chức năng, tính năng này thường đơn giản, không quá cầu kỳ. Còn các trang thương mại điện tử thì tích hợp nhiều chức năng và tính năng hơn, để có thể đáp ứng được nhiều loại mặt hàng khác nhau cũng như các loại đối tượng khách hàng khác. Và các tính năng này sẽ có thể kết hợp với nhau để tạo ra một hệ sinh thái tiện ích nhất cho khách hàng khi thực hiện giao dịch trên các trang thương mại điện tử này.
Chi phí thiết kế trang web
Thường thì chi phí để thiết kế các trang thương mại điện tử sẽ cao hơn rất nhiều so với việc thiết kế ra trang web bán hàng. Nguyên nhân dẫn đến việc chi phí thiết kế chênh lệch cao như vậy thường là do việc sử dụng mã nguồn và ngôn ngữ lập trình để tạo ra trang web.
Quy mô
Các trang thương mại điện tử sẽ có quy mô lớn hơn nhiều so với các trang web bán hàng thông thường. Lý do là vì đối với các trang web bán hàng thông thường thì nó chỉ một hoặc vài loại sản phẩm liên quan như các loại mỹ phẩm hoặc thiết bị điện tử,… Ngược lại, các trang thương mại điện tử thì có nhiều sản phẩm hơn, đa dạng hơn rất nhiều và cung cấp rất nhiều dịch vụ. Một số trang lớn như: Amazon, Alibaba hay Shopee,… là một ví dụ điển hình.
Trên đây là những chia sẻ về top các trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy chia sẻ nó và nhớ theo dõi những bài viết khác bổ ích hơn trên Azgad Agency nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo!
Tác giả: Trần Hoài Nam