Crawl Data là một định nghĩa đã không mấy xa lạ đối với Marketer, đặc biệt là đối với những người sử dụng web, quản trị web. Tuy nhiên thì còn nhiều người còn chưa hiểu rõ về khái niệm cũng như bản chất thực sự của Crawl Data.
Toc
Hôm nay, hãy cùng với Azgad Agency tìm hiểu về Crawl Data, cùng đi vào bài viết để biết thêm chi tiết nhé!
Tìm hiểu về Crawl Data
Crawl Data là gì?
Crawl Data nói một cách thô thiển đó là việc cào dữ liệu, một thuật mới không còn quá xa lạ trong giới Marketing và SEO nữa rồi. Crawl Data là kỹ thuật được sử dụng trong các con robots của các công cụ tìm kiếm như là Google, Bing Yahoo,…
Crawl Data có công việc chính là thu thập dữ liệu từ một trang web bất kỳ nào đó và tiến hành việc phân tích mã nguồn HTML của nó, sau đó đọc dữ liệu và lọc ra theo đúng như yêu cầu của người dùng hay người sử dụng dữ liệu yêu cầu.
Web Crawler là gì?
Đây là một quá trình kỹ thuật tự động truy cập vào trang web và thu thập thông tin thông qua một chương trình phần mềm cụ thể.
Mục tiêu của những con bot chương trình này đó là tìm hiểu về hầu hết các trang web có trên trang nào đó. Để xem xem là chúng đang nói về những gì, đề tài gì được nói tới, từ đó mà xem xét và truy xuất các thông tin khi cần thiết. Các con bot này luôn luôn được vận hành bởi những công cụ tìm kiếm.
Áp dụng những thuật toán cào dữ liệu như vậy thì khi mà có người dùng nào đó tìm kiếm bằng một từ khóa trên công cụ tìm kiếm, thì ngay lập tức các công cụ tìm kiếm có thể hiển thị ngay cho người dùng các kết quả liên quan.
Nó sẽ tạo ra một danh sách cụ thể các trang có chứa nội dung liên quan đến từ khóa mà người dùng tìm kiếm và hiển thị nó ra ở phần kết quả kiếm cho bạn.
Tuy nhiên thì hiện nay lượng thông tin hiện ra kết quả tìm kiếm ngày càng lớn, có thể nói là lớn vô cùng, không thể đếm được, vì thế cho nên người dùng sẽ không thể nào biết được các thông tin này đã được index đúng cách hay chưa?
Và vì như vậy cho nên các con bot thu thập thông tin từ web sẽ bắt đầu thu thập từ những trang web phổ biến trước, lần lượt sau đó sẽ là các siêu liên kết, liên kết từ trang này đến trang khác, đến tận các trang bổ sung,…
Cách Crawl dữ liệu trang web
Công nghệ về internet ngày càng được mở rộng và không ngừng thay đổi hiện đại hơn. Vì thế cho đến hiện nay không ai có thể tính toán và đoán chính xác được số lượng trang web đang có trên internet, Crawl Data sẽ bắt đầu công việc của mình bằng danh sách các đường link đã biết từ trước.
Bài viết liên quan 01:
1. https://azgad.vn/archive/958/
2. https://azgad.vn/archive/1131/
3. https://azgad.vn/archive/1125/
Đầu tiên thì chúng sẽ Crawl Data từ những các webpage tại các URL biết trước đó. Sau đó thì bắt đầu từ các webpage này mà các con bot Crawl Data sẽ biết được và tìm thấy được các siêu liên kết đến từ nhiều URL khác, nó sẽ thêm các URL mới này vào danh sách của mình để tiếp tục việc Crawl Data.
Với việc mà mỗi ngày có thêm rất nhiều trang web được tạo, và số lượng trang web đang rất lớn như vậy thì những trang web như vậy phải được lập chỉ mục để tìm kiếm.
Quá trình này sẽ có thể được diễn ra vô thời hạn, không dừng lại được. Tuy nhiên với việc Crawl Data, Crawler sẽ tuân theo các chính sách nhất định giúp cho quá trình Crawl Data có nhiều sự lựa chọn hơn trước.
Hầu hết các con bot Crawl Data sẽ không bao giờ thu thập toàn bộ thông tin có sẵn trên internet, thay vào đó các con bot Crawl Data này sẽ quyết định các trang web sẽ thu thập dữ liệu đầu tiên dựa vào các yếu tố như số lượng các trang web khác liên kết với trang đó, lượng khách truy cập nhận được, và một số yếu tố khác,…
Lý do rất đơn giản đó là vì những trang web mà được nhiều trang web khác liên kết, và được nhiều người dùng truy cập vào thì chắc chắn trang đó sẽ là trang có khả năng chứa thông tin liên quan tới người dùng đang quan tâm nhất. Cho nên các con bot Crawl Data sẽ ưu tiên hơn trong việc cào dữ liệu ở những trang web như vậy.
Dựa vào giao thức robots.txt mà các con bot Crawl Data cũng sẽ quyết định những trang nào sẽ thu thập thông tin trước, những trang nào chúng sẽ thu thập thông tin sau. Trước khi việc cào dữ liệu được thực thi thì những con bot sẽ kiểm tra tệp tin robots.txt trước đó.
Tệp robots.txt này là một dạng tệp văn bản chỉ định các quy tắc cho bất kỳ một con bot nào có thể hay không truy cập và trang web đó.
Những yếu tố này có trọng số khác nhau và còn tùy thuộc nhiều vào thuật toán của mỗi công cụ tìm kiếm áp dụng nữa. Các con bot Crawl Data từ các công cụ tìm kiếm khác nhau sẽ hoạt động với cơ chế khác nhau, nhưng dù vậy thì mục tiêu cuối cùng của chúng là giống nhau hoàn toàn. Cùng tải xuống các nội dung và index chúng.
Tạo ra tool Crawl Data Python cần những gì?
Đôi khi chúng ta sẽ muốn tự mình có thể tạo ra một cái tool gì đấy để phục vụ cho quá trình cào dữ liệu, phục vụ cho mục tiêu cá nhân của mình. Tuy nhiên thì không phải cứ muốn tạo ra tool là tạo được liền đâu, bạn cần phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc tạo tool với Python thì mới làm được việc này. Một số kiến thức/kinh nghiệm cần có như:
- Nắm được cơ bản cho đến nâng cao cấu trúc của 1 trang web.
- Nắm vững kiến thức về HTML, CSS Selector, XPath.
- Có kiến thức vững về ngôn ngữ Python.
- Có kiến thức cũng như am hiểu rõ về Dev Tools của trình duyệt.
Nếu không có những thứ như ở trên thì bạn rất khó có thể tạo được cho mình một cái tool có thể Crawl Data được.
Top 50 phần mềm Crawl dữ liệu trang web
Tên phần mềm | Ngôn ngữ lập trình | Nền tảng |
Heritrix | Java | Linux |
Nutch | Java | Cross-platform |
Scrapy | Python | Cross-platform |
DataparkSearch | C++ | Cross-platform |
GNU Wget | C | Linux |
GRUB | C#, C, Python, Perl | Cross-platform |
ht://Dig | C++ | Unix |
HTTrack | C/C++ | Cross-platform |
ICDL Crawler | C++ | Cross-platform |
mnoGoSearch | C | Windows |
Norconex HTTP Collector | Java | Cross-platform |
Open Source Server | C/C++, Java PHP | Cross-platform |
PHP-Crawler | PHP | Cross-platform |
YaCy | Java | Cross-platform |
WebSPHINX | Java | Cross-platform |
WebLech | Java | Cross-platform |
Arale | Java | Cross-platform |
JSpider | Java | Cross-platform |
HyperSpider | Java | Cross-platform |
Arachnid | Java | Cross-platform |
Spindle | Java | Cross-platform |
Spider | Java | Cross-platform |
LARM | Java | Cross-platform |
Metis | Java | Cross-platform |
SimpleSpider | Java | Cross-platform |
Grunk | Java | Cross-platform |
CAPEK | Java | Cross-platform |
Aperture | Java | Cross-platform |
Smart and Simple Web Crawler | Java | Cross-platform |
Web Harvest | Java | Cross-platform |
Aspseek | C++ | Linux |
Bixo | Java | Cross-platform |
crawler4j | Java | Cross-platform |
Ebot | Erland | Linux |
Hounder | Java | Cross-platform |
Hyper Estraier | C/C++ | Cross-platform |
OpenWebSpider | C#, PHP | Cross-platform |
Pavuk | C | Linux |
Sphider | PHP | Cross-platform |
Xapian | C++ | Cross-platform |
Arachnode.net | C# | Windows |
Crawler | C++ | Java |
Distributed Web Crawler | C, Java, Python | Cross-platform |
iCrawler | Java | Cross-platform |
pycreep | Java | Cross-platform |
Opese | C++ | Linux |
Andjing | Java | |
Ccrawler | C# | Windows |
WebEater | Java | Cross-platform |
JoBo | Java | Cross-platform |
Những câu hỏi xoay quanh vấn đề Crawl Data
Revisiting webpages là gì?
Đây là một quá trình mà các con bot Crawl Data sẽ truy cập các trang web định kỳ để index nội dung mới nhất trên này.
Tại sao con bot Crawl Data được gọi là spiders?
Bài viết liên quan 02:
1. https://azgad.vn/archive/1067/
2. https://azgad.vn/archive/1035/
3. https://azgad.vn/archive/1027/
Các con bot thu thập dữ liệu có được phép truy cập vào các thuộc tính trên website không?
Trên thực tế vì việc mà các con bo thu thập dữ liệu website có được truy cập vào các thuộc tính trên trang web hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào một số yếu tố đi kèm khác.
Sở dĩ các con bot thu thập thông tin trang web yêu cầu nguồn từ máy chủ là để lấy cơ sở index dữ liệu, nội dung. Chúng thường sẽ đưa ra các yêu cầu mà máy chủ cần phản hồi, chẳng hạn như thông báo về việc có người dùng truy cập vào trang web, hoặc là thông báo về việc có các con bot khác đang truy cập vào trang web.
Tùy vào việc có bao nhiêu nội dung trên trang web hay có bao nhiêu trang con trên trang web mà các nhà điều hành website sẽ cân nhắc là có nên hay không nên index nội dung thường xuyên. Vì index quá nhiều sẽ có thể dẫn đến tình trạng hỏng máy chủ và tốn thêm chi phí về bằng thông.
Cũng có thêm một số trường hợp đó là người quản trị web không muốn hiển thị lên một số trang web nào đó. Trừ khi người dùng được nhà quản trị web cung cấp link để đến trang đấy thì mới có thể thấy được.
Các con bot thu thập dữ liệu trang web ảnh hưởng như thế nào đến SEO?
SEO được cho là một quá trình tối ưu các nội dung cho trang web, và góp phần để trang được index, hiển thị trong kết quả của công cụ tìm kiếm.
Và dĩ nhiên nếu như các con bot không thu thập được dữ liệu từ trang web của bạn thì hiển nhiên rằng nội dung của bạn sẽ không được index và hiển thị trong kết quả tìm kiếm của công cụ tìm kiếm được rồi.
Chính vì lý do này cho nên các SEOer khi thực hiện quá trình làm SEO thì không nên chặn hoạt động của các con bot Crawl Data. Nếu chặn thì việc bỏ thời gian và công sức làm SEO của bạn coi như là công cốc hết.
Quản lý bot Crawl Data tại sao lại là quan trọng nên làm?
Thường thì các con bot sẽ được chia thành 2 loại: bot an toàn và bot độc hại. Với những con bot độc hại thì nó sẽ khiến cho trang web của bạn chịu rất nhiều thiệt hại từ việc trải nghiệm của người dùng bị kém đi, cho đến nặng hơn là những máy chủ bị sự cố xảy ra tình trạng đánh cắp dữ liệu.
Vẫn có biện pháp để bạn có thể ngăn chặn được tình trạng diễn ra này đó là hãy cho phép những con bot an toàn truy cập vào trang web của bạn, chẳng hạn như con bot Crawl Data.
Vừa rồi là những chia sẻ của Azgad Agency về những thông tin liên quan tới Crawl Data. Nếu như bạn cảm thấy bài viết này hay và bổ ích thì đừng ngại và chia sẻ nó cho những người khác với nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!
>>> Xem thêm bài viết liên quan dưới đây: 5 Cách tối ưu URL Slug hiệu quả nhất. 6 Bước thực hiện SEO Map hiệu quả.
Tác giả: Trần Hoài Nam